Tổ chức xã hội là gì ? Đặc điểm, phân loại tổ chức xã hội

0
1429

Tổ chức xã hội được xác định là một bộ phận, thành tố của cơ cấu xã hội trong hệ thống chính trị của nước ta. Vậy đặc điểm của tổ chúc xã hội là gì? Và phân loại các tổ chức xã hội như thế nào? Bài viết này sẽ làm rõ những nội dung trên.

Tổ chức xã hội
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Tổ chức xã hội là gì?

Tổ chức xã hội được xác định là một bộ phận, thành tố của cơ cấu xã hội trong hệ thống chính trị của nước ta. Mỗi loại tổ chức xã hội sẽ đóng vai trò trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, cũng như xây dựng và bảo vệ đất nước. Tổ chức xã hội ở đây được hiểu là một tập hợp liên kết giữa các cá nhân nhằm đạt được mục đích cụ thể, không nhằm mục đích lợi nhuận.

Xem thêm: Chuyển một số tổ chức thành doanh nghiệp xã hội

Đặc điểm của tổ chức xã hội

(i) Tổ chức xã hội đứng gia nhân danh cho tổ chức của mình trong việc tham gia thực hiện đối với những hoạt động như quản lý nhà nước. Trường hợp pháp luật có quy định thì tổ chức xã hội sẽ nhân danh Nhà nước trong việc hoạt động của tổ chức.

(ii) Các thành viên tham gia trong tổ chức xã hội hoạt động hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyện và hoạt động dựa trên một mục đích chung hay đơn giản ở đây là họ thành lập dựa trên nguyên tắc cùng giai cấp, cùng công việc nghề nghiệp của mình.

(iii) Tổ chức xã hội đề ra các nguyên tắc hoạt động của tổ chức đó và điều lệ của tổ chức do chính các thành viên của tổ chức đó lập nên. Các nguyên tắc, điều lệ này được lập ra phải đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.

(iv) Không như các loại tổ chức khác thường thấy, điểm khác biệt cơ bản của tổ chức xã hội đó là việc hoạt động của tổ chức không vì mục đích lợi nhuận mà mục đích của tổ chức này là để bảo vệ các quyền cũng như những lợi ích của các thành viên trong tổ chức.

Xem thêm: Phân tích quy chế pháp lý hành chính của tổ chức xã hội

Phân loại tổ chức xã hội

(i) Tổ chức chính trị

Đây là loại tổ chức xã hội mà các thành viên trong tổ chức hoạt động cùng về hướng về một khuynh hướng chính trị cụ thể.

Thành viên tham gia trong tổ chức chính trị này là những người đại diện của cả một giai cấp hoặc là một lực lượng xã hội nên những thành viên trong tổ chức này là những người mà do được giai cấp hay lực lượng xã hội đó bầu lên.

Tổ chức chính trị được công khai và thừa nhận chỉ khi quyền lực nhà nước đặt ra ở đây là thuộc về một lực lượng nhất định.

Đối với tổ chức chính trị này thì nhiệm vụ đặt ra chủ yếu đó là việc giành chính quyền và giữ chính quyền.

Ở nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì xác định rõ một điều rằng chỉ có duy nhất một tổ chức chính trị cầm quyền đó là Đảng cộng sản Việt Nam.

(ii) Tổ chức chính trị xã hội

Đây là một loại tổ chức chặt chẽ và được phân chia thành nhiều lớp để hoạt động hiệu quả.

Tổ chức chính trị xã hội thể hiện màu sắc đặc trưng đúng như cái tên của nó đó là màu sắc chính trị. Đứng ra đại diện để thể hiện ý chí đối với các tầng lớp trong xã hội đối với những công việc, hoạt động cụ thể của bộ máy Nhà nước.

Tổ chức chính trị xã hội góp phần trong việc bảo vệ, xây dựng cũng như đối với sự phát triển của đất nước.

Tổ chức hoạt động dựa trên nguyên tắc chính đó là nguyên tắc tập trung dân chủ, với hệ thống trải dài từ trung ương đến địa phương. Hoạt động theo điều lệ được lập tại hội nghị đại biểu các thành viên hoặc hội nghị toàn thể thông qua.

Các loại tổ chức chính trị xã hội hiện nay gồm có Công đoàn, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội cứu chiến binh Việt Nam và Hội nông dân Việt Nam. 

Tìm hiểu thêm các thông tin liêu quan tại Luật hành chính – Tư vấn và giải pháp

(iii) Tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp

Loại hình tổ chức này được thành lập dựa trên ý kiến, sáng kiến cũng như nhu cầu của cơ quan Nhà nước.

Đứng ra trợ giúp, hỗ trợ nhà nước trong việc giải quyết một số vướng mắc, vấn đề xã hội cụ thể.

Hoạt động theo hình thức, phương châm tự quản, không mang ý chí hay tính quyền lực chính trị, cơ cấu hình thức của tổ chức được tổ chức quyết định và mọi hoạt động hoàn toàn tự nguyện.

Được thành lập dựa trên những quy định của Nhà nước và chịu sự quản lý của cơ quan Nhà nước.

(iv) Tổ chức tự quản

Đây cũng là một loại hình tổ chức hình thành dựa trên sáng kiến, quan điểm của Nhà nước. Cộng đồng dân cư trên một địa bàn cụ thể sẽ bầu ra tổ chức tự quản dưới những cái tên cụ thể như tổ dân phố, thôn hay tổ hòa giải cơ sở … nhằm quản lý những công việc cụ thể mang tính cộng đồng hoặc được Nhà nước ủy quyền để thực hiện nhiệm vụ.

Được thành lập dựa trên những quy định của Nhà nước và chịu sự quản lý của cơ quan Nhà nước.

Thực hiện nhiệm vụ tự quản trên phạm vi nhất định cụ thể các công việc tại địa phương mà không chịu sự quản lý trực tiếp của Nhà nước.

(v) Nhóm tổ chức khác

Hình thành trên cơ sở tên gọi các hội, cùng công việc, cùng sở thích hoặc một số điểm chung khác, thành lập dựa trên quyền tự do của công dân trong công tác lập và hoạt động đối với hội đó.

Mọi vướng mắc trong lĩnh vực pháp luật hành chính nói chung và về các nhóm tổ chức xã hội nói riêng đều có thể được hỗ trợ, tư vấn bởi đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý chất lượng. Để tìm hiểu chi tiết, vui lòng truy cập Tổng đài tư vấn pháp luật hành chính

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện; nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật; hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng kiến thức ý kiến của chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo; bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây