Trách nhiệm cá nhân của chế độ thủ trưởng được quy định thế nào?

0
1185

Chế độ thủ trưởng là một trong những thuật ngữ pháp lý thường được dùng để chỉ trách nhiệm, quyền lực của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước. Vậy trách nhiệm cá nhân của chế độ thủ trưởng được pháp luật hiện hành quy định như thế nào?

Trách nhiệm cá nhân của chế độ thủ trưởng - Chuyên viên Huỳnh Thu Hương
Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Chế độ thủ trưởng được hiểu như thế nào?

Chế độ thủ trưởng được hiểu là chế độ lãnh đạo, làm việc trong đó người đứng đầu cơ quan, tổ chức có toàn quyền tự quyết định và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi vấn đề trong phạm vi thẩm quyền của cơ quan, tổ chức do mình quản lí.

Chế độ thủ trưởng thường được áp dụng trong cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn (bộ, cơ quan ngang bộ) hoặc cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân (sở, phòng, ban, ngành). Bộ trưởng, giám đốc sở, trưởng phòng… là những người có toàn quyền tự quyết định mọi vấn để liên quan đến hoạt động của cơ quan, tổ chức và chịu trách nhiệm trước cấp trên về quyết định của mình.

Tìm hiểu thêm: Quản lý hành chính nhà nước

Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước

Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước gồm ba yếu tố cấu thành cơ bản là Nghĩa vụ, Quyền, và việc Chịu trách nhiệm đối với việc thực hiện các nghĩa vụ và quyền đó.

Thứ nhất, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước mang tính xã hội sâu sắc. Trước hết, về mặt lợi ích, người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm với toàn thể nhân dân, toàn thể xã hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thứ hai, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước là thiết chế trách nhiệm cá nhân. Trên thực tế “trong hoạt động của lĩnh vực công, càng tập trung bao nhiêu và càng làm việc tập thể với nguyên tắc đa số để ban hành quyết định bao nhiêu, thì càng tạo cơ sở nhiều hơn cho sự ỷ lại và không chịu trách nhiệm cá nhân bấy nhiêu”. Bởi vậy, cần có sự đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu. Mặt khác, mọi vấn đề được quyết định một cách nhanh chóng, tinh thần trách nhiệm được đặt cao trong mỗi quyết sách sẽ tránh được phần lớn tranh luận, bàn cãi, gây ra quá nhiều ý kiến trái chiều và không thể giải quyết được vấn đề.

Thứ ba, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước mang tính bao quát cao. Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm đối với hai nhóm chủ thể cơ bản đó chính là trách nhiệm đối với nội bộ và trách nhiệm đối với xã hội.

Trách nhiệm đối với nội bộ là trách nhiệm đối với hệ thống các cơ quan nhà nước gồm các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Khi một nhiệm vụ không được hoàn thành, nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan hành chính liên quan bởi hệ thống các cơ quan hành chính nước ta là một thể thống nhất, khi có hành động nào đó làm sai trái sẽ ảnh hưởng tới các công việc của các cơ quan khác trong tổng thể hệ thống hành chính.

Trước hết trách nhiệm xã hội là sứ mệnh cơ bản của nhà nước. Bởi vậy, trách nhiệm xã hội của người đứng đầu được hiểu là sự cam kết ứng xử của người đứng đầu phù hợp với lợi ích của xã hội trong các hoạt động liên quan đến lợi ích của xã hội, của người dân. Trách nhiệm xã hội hướng đến mục tiêu lớn nhất là lợi ích của người dân, của xã hội, vì sự phát triển bền vững, tốt đẹp của xã hội. Đây là loại hình trách nhiệm có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của nhân dân và mỗi cá nhân trong hoạt động hành chính nhà nước.

Xem thêm: Địa vị pháp lý hành chính của cơ quan hành chính nhà nước

Trách nhiệm cá nhân của chế độ thủ trưởng

Thứ nhất, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước mang tính xã hội sâu sắc. Về mặt lợi ích, người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm với toàn thể nhân dân, toàn thể xã hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thứ hai, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước là thiết chế trách nhiệm cá nhân. Mọi vấn đề được quyết định một cách nhanh chóng, tinh thần trách nhiệm được đặt cao trong mỗi quyết sách sẽ tránh được phần lớn tranh luận, bàn cãi, gây ra quá nhiều ý kiến trái chiều và không thể giải quyết được vấn đề.

Thứ ba, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước mang tính bao quát cao. Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm đối với hai nhóm chủ thể cơ bản đó chính là trách nhiệm đối với nội bộ và trách nhiệm đối với xã hội.

Xem thêm các nội dung liên quan tại:Luật Hành chính Việt Nam

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây