Trình tự cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng

0
243

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bao gồm những gì? Trình tự cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng được quy định như thế nào?

Thủ tục nhờ mang thai
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng là gì?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CPGiấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, được cấp bởi nước thành viên xuất khẩu trung gian dựa trên Giy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nước thành viên xuất khẩu đầu tiên.

Đối với hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan, sau đó đưa từ kho ngoại quan ra nước ngoài, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xem xét cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng 

Thương nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 31/2018/NĐ-CP. Hồ sơ bao gồm:

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng của thương nhân theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

Mu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được khai hoàn chỉnh và đánh dấu “Back to Back C/O”;

Bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do nước thành viên xuất khẩu đầu tiên cấp;

Bản sao vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);

Bản sao Tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan có xác nhận của cơ quan hải quan (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).

Trình tự thực hiện

Bộ Công thương cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng theo trình tự dưới đây:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Hồ sơ được chuẩn bị đầy đủ theo quy định trên. Hồ sơ có thể được nộp trực tiếp, qua hệ thống điện tử hoặc qua bưu điện đến Bộ Công thương. Lưu ý, trong trường hợp:

Nộp qua mạng: Thương nhân đính kèm các chứng từ của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng điện tử. Các chứng từ này phải được thương nhân xác thực bằng chữ ký số do cơ quan có thẩm quyền cấp. Bản giấy của các chứng từ này không cần phải nộp lại cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện: Hồ sơ được thể hiện dưới bản giấy

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Bộ Công thương tiếp nhận hồ sơ, tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.

Trường hợp thương nhân nộp qua mạng thì trong thời hạn 6 giờ làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ dưới dạng điện tử, Bộ Công thương sẽ tiến hành thông báo trên hệ thống kết quả xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng.

Bước 3: Trả kết quả

Cơ quan, tổ chức xem xét và cấp Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ cho người đề nghị nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

Lưu ý: Đối với hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan, sau đó đưa từ kho ngoại quan vào nội địa, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây