Xử lý hành vi khuyến mại hàng hóa hết hạn sử dụng như thế nào?

0
255

Hành vi khuyến mại hàng hết hạn sử dụng có vi phạm pháp luật? Chế tài xử phạt đối với hành vi này ra sao?  Cùng Luật hành chính tìm hiểu qua bài viết sau.

Thành lập doanh nghiệp
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Xác định vấn đề

Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Để thực hiện hoạt động này, thương nhân có thể sử dụng các cách thức như: Giảm giá sản phẩm, tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ không thu tiền, tặng phiếu mua hàng, …. Trong đó, cách thức tặng hàng hóa không thu tiền hiện nay đang được sử dụng tương đối nhiều.

Với hình thức này, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi khi mua sản phẩm bất kỳ. Cụ thể, họ sẽ được tặng sản phẩm kèm theo việc mua hàng. Giá trị hàng hóa được tặng trong hạn mức quy định của nhà nước. Tuy nhiên, có một vấn đề phát sinh từ hoạt động này. Đó là hành vi sử dụng hàng hóa hết hạn hoặc kém chất lượng làm sản phẩm khuyến mại của thương nhân.

Theo quy định của pháp luật, hành vi này sẽ bị xử phạt vì được xác định là hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại. Cụ thể:

Xác định tính chất của hàng hóa hết hạn sử dụng

“Hạn sử dụng” hay “hạn dùng” là mốc thời gian sử dụng ấn định cho hàng hóa hoặc một lô hàng hóa mà sau thời gian này hàng hóa không còn giữ được đầy đủ các đặc tính chất lượng vốn có của nó.

Việc sử dụng sản phẩm, hàng hóa hết hạn gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng thậm chí còn có thể đe dọa đến tính mạng. Do đó, hành vi kinh doanh, buôn bán hàng hết hạn phải bị xử phạt nặng.

Vì vậy, có thể xác định hàng hóa hết hạn sử dụng thì chất lượng của hàng hóa sẽ không được đảm bảo. Có khả năng gây hại cho sức khỏe người sử dụng.

Xác định tính chất của hành vi khuyến mại hàng hóa

Do khuyến mại là một hoạt động thương mại, nên thương nhân khi thực hiện hoạt động này nhằm mục đích cụ thể là hướng tới khả năng thu hút được sự quan tâm của người sử dụng. Qua đó tác động tới hành vi mua hàng, sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng. Đây chính là một hoạt động kinh doanh. Tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp nhưng gián tiếp làm tăng lượng mua hàng trong người sử dụng. Qua đó giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận lớn hơn.

Pháp luật hiện hành quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại

Bao gồm:

Khuyến mại cho hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng.

Sử dụng hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng.

Khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi.

Khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.

Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng.

Khuyến mại để tiêu thụ hàng hoá kém chất lượng, làm phương hại đến môi trường, sức khoẻ con người và lợi ích công cộng khác.

Khuyến mại tại trường học, bệnh viện, trụ sở của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân.

Hứa tặng, thưởng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng.

Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

Thực hiện khuyến mại mà giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại vượt quá hạn mức tối đa hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại quá mức tối đa .

Như vậy, Trường hợp hàng hóa hết hạn sử dụng được sử dụng làm hàng khuyến mại thuộc trường hợp cấm thực hiện theo quy định của pháp luật.

Mức xử phạt vi phạm hành chính

Do tính chất cũng như mức độ nguy hại của hành vi đối với người sử dụng, thương nhân thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Căn cứ pháp lý: Điều 22 Nghị định 185/2013/NĐ-CP. Trường hợp kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa, mức phạt cao nhất cho hành vi này là 40.000.000 đồng (trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên).

Chế tài dân sự

Nếu như người sử dụng bị ảnh hưởng sức khỏe trực tiếp do sử dụng hàng hóa khuyến mại hết hạn, doanh nghiệp thực hiện hành vi này còn có thể phải chịu thêm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây