Mức xử phạt hành chính đối với hành vi nhập lậu

0
222

Hành vi nhập lậu ngày càng diễn ra phức tạp. Pháp luật cần có chế tài nghiêm khắc hơn đối với hành vi nhập lậu để các chủ thể có thể chấp hành và tiến hành hoạt động kinh doanh đúng pháp luật. Vậy buôn hàng lậu bị phạt như thế nào? Hãy đọc bài viết sau: 

Mức xử phạt hành chính đối với hành vi nhập lậu
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Nhập lậu là gì? Hàng nhập lậu là gì?

Nhập lậu là hành vi nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa qua biên giới vào Việt Nam trái pháp luật. Ngoài ra, đây có thể kể đến việc mua hàng hoá không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép nhập khẩu và các quy định khác của Nhà nước về hải quan. Hoặc có thể là trường hợp kinh doanh đúng giấy phép nhưng khai sai số lượng thực tế. 

Theo Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định hàng lậu bao gồm:

  • Hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ;
  • Hàng hóa được nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều kiện nhưng lại không có giấy phép nhập khẩu, không có giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định kèm theo hàng hóa khi lưu thông trên thị trường;
  • Hàng hóa nhập khẩu nhưng không đi qua cửa khẩu quy định, không tiến hành làm thủ tục hải quan khi nhập khẩu theo quy định của pháp luật hoặc gian lận về số lượng, về chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan tại cơ quan hải quan;
  • Hàng hóa nhập khẩu được lưu thông trên thị trường nhưng không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ lại không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;
  • Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải được dán tem nhập khẩu nhưng không được tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc dù có tem dán nhưng lại là tem giả hoặc tem đã qua sử dụng.

Như vậy, nếu hàng hoá thuộc một trong các mặt hàng trên sẽ bị coi là hàng nhập lậu và bị xử phạt theo quy định của pháp luật đối với việc nhập lậu, kinh doanh hàng lậu.

Mức xử phạt cho hành vi kinh doanh hàng lậu theo quy định của pháp luật

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 98/2020, hành vi kinh doanh hàng nhập lậu có thể bị xử phạt hành chính với các mức phạt như sau:

(i) Phạt tiền từ 500.000 đồng tới 50.000.000 đồng tuỳ vào giá trị hàng lậu.

(ii) Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với các hành vi kinh doanh hàng lậu trong các trường hợp: Hàng nhập lậu có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; hàng nhập lậu thuộc danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng lậu là thực phẩm, chất phụ gia thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, hoá chất, trang thiết bị y tế, thuốc bảo vệ thực vật, v.v…

Ngoài ra, người nhập lậu còn phải chịu các hình thức phạt bổ sung như: tịch thu hàng nhập lậu, tịch thu phương tiện vận tải hàng lậu và chịu các biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc tiêu huỷ hàng lậu, buộc nộp lại số lợi bất chính thu được từ hàng lậu. 

Ngoài chế tài hành chính, người kinh doanh hàng nhập lậu còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hàng lậu là hàng hoá thuộc danh mục cấm nhập khẩu.

Câu hỏi thường gặp

Hàng xách tay có được xem là hàng lậu không ?

Khái niệm hàng xách tay được người Việt Nam ngầm hiểu là những mặt hàng cá nhân mua trực tiếp từ nước ngoài mang về Việt Nam bằng đường hàng không. Theo quy định về nhập lậu, các hàng hoá xách tay có thể là hàng nhập lậu vì các hàng hoá này nhập khẩu về mà không phải nộp thuế, không phải làm thủ tục hải quan. Các đối tượng có thể dễ dàng lợi dụng việc xách tay hàng hoá về để nhập lậu, hàng giả. 

Tuy nhiên, không phải tất cả hàng xách tay đều là hàng nhập lậu. Hàng xách tay sẽ không phải hàng lậu khi đảm bảo các điều kiện cần thiết như có hoá đơn chứng từ kèm theo rõ ràng, không nằm trong danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, hàng hoá được dán tem nhập khẩu và đóng thuế đầy đủ theo quy định…

Kinh doanh hàng hóa không có hóa đơn bị xử lý như thế nào?

Trong giao dịch mua bán, hoá đơn là chứng từ quan trọng, căn cứ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào, kinh doanh hàng hoá không có hoá đơn cũng bị xử phạt. Theo thông tư số 39/2014/ TT-BTC, bán hàng hoá, dịch vụ có tổng giá trị thanh toán dưới 200.000 đồng thì không cần lập hoá đơn. Như vậy, các hoạt động bán hàng/dịch vụ có tổng giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên mới bắt buộc lập hoá đơn và bị xử phạt nếu không lập hoá đơn.

Theo Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, hành vi mua hàng không có hoá đơn có thể bị xử phạt với các mức phạt: đối với người mua, thấp nhất là 200.000 đồng, và cao nhất là 40.000.000 đồng; đối với doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu: phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định.

Ngoài ra, kinh doanh hàng hoá không có hoá đơn còn phải chịu thêm các hình phạt bổ sung như: tịch thu tang vật, tich thu phương tiện vi phạm.  

Xem thêm: Buôn bán hàng cấm

Vận chuyển hàng không rõ nguồn gốc, nhập lậu bị xử phạt hành chính như thế nào?

Theo quy định của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2015/NĐ-CP, hành vi vận chuyển hàng không rõ nguồn gốc, nhập lậu có thể bị xử phạt hành chính từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng trong trường hợp hàng hoá vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.

Ngoài ra, hành vi này còn phải chịu thêm hình phạt bổ sung như: tịch thu hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc; tịch thu phương tiện vận chuyển nhập lậu; áp dụng các biên pháp buộc tiêu huỷ hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc; buộc thu hồi tiêu huỷ hàng lậu; buộc nộp lại số tiền thu lợi bất chính từ hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về lĩnh vực hành chính, hãy đọc thêm tại: Luật hành chính

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật hình sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây