Phân tích các loại hình bảo hiểm bắt buộc trong lao động

0
13

Phân tích các loại hình bảo hiểm bắt buộc trong lao động

Vì mục đích an sinh xã hội, người sử dụng lao động và người lao động phải tham gia các loại hình bảo hiểm bắt buộc theo quy định của pháp luật chẳng hạn như BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp. 

Quy trình chuẩn bị khám xét

Bảo hiểm xã hội

[1] Đối tượng tham gia bảo hiểm Xã hội bắt buộc 

Người lao động (NLĐ) là người Việt Nam làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi, NLĐ là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có GPLĐ hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và NSDLĐ sử dụng những NLĐ này phải tham gia BHXH bắt buộc. Lưu ý, NLĐ làm việc không trọn thời gian nhưng thỏa mãn các điều kiện được đề cập ở trên thì cũng phải tham gia BHXH bắt buộc. 

Nếu NLĐ đang làm việc cho nhiều NSDLĐ và tất cả các NSDLĐ và NLĐ đều bắt buộc phải tham gia BHXH thì NSDLĐ bắt buộc cho NLĐ, còn NSDLĐ của các HĐLĐ còn lại sẽ trả cho giao kết HĐLĐ đầu tiên với NLĐ sẽ phải tham gia đóng BHXH NLĐ khoản tiền tương đương với khoản BHXH mà NSDLĐ đáng lẽ phải đóng cùng lúc với kỳ trả lương cho NLĐ. 

Cần lưu ý rằng, nếu NLĐ không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì ngoài việc trả lương, NSDLĐ còn phải chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của NLĐ một khoản tiền tương đương với mức đóng BHXH bắt buộc theo quy định. 

[2] Mức đóng và phương thức đóng Bảo hiểm Xã hội bắt buộc 

Hằng tháng, NSDLĐ phải đóng BHXH với mức 17,5% trên quỹ tiền lương tháng đóng BHXH của NLĐ tham gia BHXH bắt buộc và đồng thời trích từ tiền lương của NLĐ một khoản 8% mức tiền lương tháng của NLĐ tham gia BHXH bắt buộc để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH. Đối với các DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo lương khoán thì có thể đóng theo từng tháng hoặc 03 tháng hoặc 06 tháng 01 lần. 

Nếu NLĐ là công dân nước ngoài, trước ngày 01/01/2022, chỉ có NSDLĐ đóng 3% quỹ tiền lương tháng đóng BHXH của NLĐ vào quỹ ốm đau và thai sản của BHXH và từ 0,3% đến 0,5% vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2022 trở đi, bên cạnh mức đóng trên, NSDLĐ sẽ phải đóng thêm 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất, trong khi NLĐ cũng phải đóng 8% vào quỹ này. 

Nếu có tháng nào mà có NLĐ không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì NSDLĐ không phải đóng BHXH của tháng đó cho NLĐ đó. Thời gian không đóng BHXH này sẽ không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. 

Chiến thuật khám xét người

Bảo hiểm y tế

[1] Đối tượng tham gia Bảo hiểm Y tế bắt buộc

NLĐ (kể cả người Việt Nam và NLĐ là người nước ngoài) làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời n từ đủ 03 tháng trở lên, NLĐ là người quản lý DN hưởng tiền , tiền công và NSDLĐ sử dụng những NLĐ này phải tham gia BHYT bắt buộc. 

Nếu NLĐ đang làm việc cho nhiều NSDLĐ và tất cả các NSDLĐ và NLĐ đều bắt buộc phải tham gia BHYT thì NSDLĐ giao kết HĐLĐ với mức tiền lương cao nhất sẽ phải tham gia đóng BHYT bắt buộc cho NLĐ, còn NSDLĐ của các HĐLĐ còn lại sẽ trả khoản tiền tương đương với khoản BHYT mà NSDLĐ đáng lẽ phải đóng cùng lúc với kỳ trả lương cho NLĐ. 

Nếu NLĐ không thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc, ngoài việc trả lương, NSDLĐ còn phải chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của NLĐ một khoản tiền tương đương với mức đóng BHYT bắt buộc theo quy định.  

[2] Mức đóng và phương thức đóng Bảo hiểm Y tế bắt buộc 

Hiện nay, mức đóng hằng tháng của các đối tượng tham gia BHYT bắt buộc nếu trên là 4,5% tiền lương tháng. Cụ thể, hằng tháng, NSDLĐ phải đóng BHYT cho NLĐ với mức 3% tiền lương tháng của NLĐ và đồng thời trích từ tiền lương của NLĐ với mức 1,5% tiền lương tháng để nộp cùng một lúc vào quỹ BHYT. Đối với NSDLĐ không trả lương theo tháng thì BHYT được đóng định kỳ 03 tháng hoặc 06 tháng một lần. 

Xem thêm: Bảo hiểm xã hội bắt buộc trong lao động

Xem thêm: Dịch vụ pháp lí lao động

Bảo hiểm thất nghiệp

[1] Đối tượng tham gia Bảo hiểm Thất nghiệp 

NLĐ là người Việt Nam làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, và NSDLĐ sử dụng những NLĐ theo các HĐLĐ phải tham gia BHTN. 

Nếu NLĐ đang làm việc cho nhiều NSDLĐ và tất cả các NSDLĐ và NLĐ đều bắt buộc phải tham gia BHTN thì NSDLĐ giao kết HĐLĐ đầu tiên với NLĐ sẽ phải tham gia đóng BHTN cho NLĐ, còn NSDLĐ của các HĐLĐ còn lại sẽ trả khoản tiền tương đương với khoản BHTN mà NSDLĐ đáng lẽ phải đóng cùng lúc với kỳ trả lương cho NLĐ. 

Nếu NLĐ không thuộc đối tượng tham gia BHTN, ngoài việc trả lương, NSDLĐ còn phải chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của NLĐ một khoản tiền tương đương với mức đóng BHTN theo quy định. 

[2] Mức đóng và phương thức đóng Bảo hiểm thất nghiệp. 

Hằng tháng, NSDLĐ phải đóng BHTN với mức 1% quỹ tiền lương tháng của những NLĐ tham gia BHTN và đồng thời trích từ tiền lương của NLĐ tham gia BHTN một khoản bằng 1% tiên lương của NLĐ để đóng cùng một lúc vào quỹ BHTN. 

Các trường hợp đặc biệt: 

– NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHTN; 

– NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của Luật BHXH thì NSDLĐ và NLĐ không phải đóng BHTN, tuy nhiên thời gian này sẽ không được tính là thời gian đóng BHTN; và 

– NLĐ tạm hoãn thực hiện HĐLĐ đã giao kết theo quy định của pháp luật thì không phải đóng BHTN trong thời gian này. 

Bảo hiểm tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp

[1] Đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn 

NSDLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc như được đề cập ở trên cũng là đối tượng phải tham gia bảo hiểm tai nạn cho NLĐ. Nếu một NLĐ đang làm việc cho nhiều NSDLĐ thì NSDLĐ phải đóng bảo hiểm tai nạn theo từng HĐLĐ đã giao kết nếu NLĐ thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc. 

[2] Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm tai nạn 

Chỉ có NSDLĐ phải đóng bảo hiểm tai nạn theo quy định. Hằng tháng, NSDLĐ đóng tối đa 0,5% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của NLĐ vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp. Mức đóng này có thể thay đổi nhưng không quá 1% quỹ tiền lương nêu trên. 

Nguồn: Sổ tay pháp luật lao động – LS. Nguyễn Hữu Phước.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây