Bảo hiểm xã hội bắt buộc trong lao động

0
20

Khái quát chung về bảo hiểm xã hội bắt buộc

Vì mục đích an sinh xã hội, NSDLĐ và NLĐ phải tham gia các loại hình bảo hiểm bắt buộc theo quy định của pháp luật chẳng hạn như BHXH

 Đối tượng tham gia Bảo hiểm Xã hội bắt buộc 

NLĐ là người Việt Nam làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi, NLĐ là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có GPLĐ hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và NSDLĐ sử dụng những NLĐ này phải tham gia BHXH bắt buộc. Lưu ý, NLĐ làm việc không trọn thời gian nhưng thỏa mãn các điều kiện được đề cập ở trên thì cũng phải tham gia BHXH bắt buộc. 

Nếu NLĐ đang làm việc cho nhiều NSDLĐ và tất cả các NSDLĐ và NLĐ đều bắt buộc phải tham gia BHXH thì NSDLĐ bắt buộc cho NLĐ, còn NSDLĐ của các HĐLĐ còn lại sẽ trả cho giao kết HĐLĐ đầu tiên với NLĐ sẽ phải tham gia đóng BHXH NLĐ khoản tiền tương đương với khoản BHXH mà NSDLĐ đáng lẽ phải đóng cùng lúc với kỳ trả lương cho NLĐ. 

Cần lưu ý rằng, nếu NLĐ không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì ngoài việc trả lương, NSDLĐ còn phải chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của NLĐ một khoản tiền tương đương với mức đóng BHXH bắt buộc theo quy định. 

Mức đóng và phương thức đóng Bảo hiểm Xã hội bắt buộc 

Hằng tháng, NSDLĐ phải đóng BHXH với mức 17,5% trên quỹ tiền lương tháng đóng BHXH của NLĐ tham gia BHXH bắt buộc và đồng thời trích từ tiền lương của NLĐ một khoản 8% mức tiền lương tháng của NLĐ tham gia BHXH bắt buộc để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH. Đối với các DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo lương khoán thì có thể đóng theo từng tháng hoặc 03 tháng hoặc 06 tháng 01 lần. 

Nếu NLĐ là công dân nước ngoài, trước ngày 01/01/2022, chỉ có NSDLĐ đóng 3% quỹ tiền lương tháng đóng BHXH của NLĐ vào quỹ ốm đau và thai sản của BHXH và từ 0,3% đến 0,5% vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2022 trở đi, bên cạnh mức đóng trên, NSDLĐ sẽ phải đóng thêm 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất, trong khi NLĐ cũng phải đóng 8% vào quỹ này. 

Nếu có tháng nào mà có NLĐ không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì NSDLĐ không phải đóng BHXH của tháng đó cho NLĐ đó. Thời gian không đóng BHXH này sẽ không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. 

Khái niệm luật hình sự

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý lao động

Xem thêm: Thủ tục đăng ký nội quy lao động

Tiền lương tháng của người lao động làm căn cứ đóng Bảo hiểm Xã hội 

Tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH ≤ X 

Trong đó: X = 20 lần mức lương cơ sở do Chính phủ ban hành tại từng thời điểm. 

Mức lương: được hiểu là mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do NSDLĐ xây dựng theo quy định của PLLĐ mà các bên đã thỏa thuận. Đối với NLĐ nào hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương là mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán. Mức lương đối với công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi NLĐ làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định tại từng thời điểm. Riêng đối với NLĐ làm các công việc mà đòi hỏi NLĐ đã qua học nghề, đào tạo nghề, thì mức lương tối thiểu phải 7% so với mức lương tối thiểu vùng. 

Các khoản phụ cấp lương: để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ, chẳng hạn như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự; và 

Các khoản bổ sung khác: được hiểu là các khoản xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương; các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của NLĐ. 

Bên cạnh các khoản hình thành tiền lương nói trên, nguồn thu nhập của NLĐ còn có những khoản khác được NSDLĐ chi trả mà theo đó, những khoản này sẽ không được xem là tiền lương làm căn cứ để xác định mức đóng BHXH bắt buộc. Các khoản này bao gồm: tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 của BLLĐ, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi NLĐ có thân nhân bị chết, NLĐ có người thân kết hôn, sinh nhật của NLĐ, trợ cấp cho NLĐ gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ. 

Nguồn: Sổ tay pháp luật lao động – LS. Nguyễn Hữu Phước.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây