Chậm thanh toán tiền vay tín chấp theo lương có phải là lừa đảo không?

0
276

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào Luật sư, tôi có 1 câu hỏi muốn hỏi xin luật sư tư vấn giùm tôi, cách đây 8 tháng tôi có vay tín chấp bằng bảng lương của tôi ở Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, tôi vẫn đóng đều nhưng thời gian này do công ty làm ăn thua lỗ tôi bị mất việc ảnh hưởng tới tài chính nên tôi chưa có khả năng trả theo hàng tháng cho ngân hàng, tôi cũng đã trình bày với khó khăn với ngân hàng rằng nếu tôi xin được việc tôi sẽ lại đóng tiếp nhưng ngân hàng không nghe, họ nói nếu không đóng họ sẽ kiện tôi tội lừa đảo, tôi không biết phải làm sao, tôi đã chậm 3 tháng rồi giờ tôi không thể vay đâu được nữa nhưng ngân hàng cứ đòi kiện tôi, ngày đó số tiền tôi vay là 50 triệu, mỗi tháng tôi trả 2 triệu trong vòng 32 tháng, xin Luật sư tư vấn giùm tôi với. Tôi khó khăn chứ đâu phải lừa đảo đâu. Xin cảm ơn Luật sư.

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900.6198

Luật sư tư vấn:

Tại Điều 471 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:

“Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Căn cứ vào quy định này thì khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

– Tại Điều 174 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

…”

Căn cứ vào quy định này thì người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các điểm a, b, c, d nêu trên thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Như vậy, nếu như vào thông tin bạn cung cấp thì trường hợp của bạn không cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt sản. Để cấu thành tội này phải có thủ đoạn gian dối. Hợp đồng vay tín chấp chỉ là hợp đồng vay dân sự, bạn chưa có khả năng trả nợ chứ không phải lừa đảo, bỏ trốn khỏi nơi cư trú. Trường hợp của bạn đến hạn mà chưa trả được nợ thì Ngân hàng có quyền khởi kiện ra Tòa án.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây