Có đúng không mang Chứng minh nhân dân ra đường sẽ bị “bắt”?

0
259

Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân rất quan trọng của mỗi cá nhân. Do vậy, không mang Chứng minh nhân dân ra đường có thể bị phạt thậm chí bị “bắt” – tạm giữ hành chính có đúng không?

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Phải mang theo Chứng minh nhân dân khi đi lại, giao dịch

Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân đều là giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp chứa những thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân.

Theo đó, công dân được sử dụng Chứng minh nhân dân của mình làm chứng nhận nhân thân và phải mang theo khi đi lại, giao dịch (khoản 1 Điều 7 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP).

Đồng thời có nghĩa vụ xuất trình khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra, kiểm soát.

Như vậy, mọi người có trách nhiệm mang theo Chứng minh nhân dân khi đi lại hoặc giao dịch.

Trường hợp không xuất trình được Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP).

Không mang Chứng minh nhân dân ra đường sẽ bị “bắt”?

Một số trường hợp không xuất trình được Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra đã bị giữ lại, điều này khiến không ít người cho rằng không mang Chứng minh nhân dân sẽ bị “bắt” – tạm giữ hành chính. Tuy nhiên đây là nhận định hoàn toàn không chính xác.

Chỉ có 03 trường hợp sau đây bị tạm giữ hành chính theo Điều 11 Nghị định 112/2013 sửa đổi tại Nghị định 17/2016, cụ thể:

(i) Khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay các hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác;

(ii) Khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới mà người vi phạm có dấu hiệu bỏ trốn, tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm, gây cản trở việc xử lý vi phạm, như:

Xuất, nhập khẩu hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất, nhập khẩu;

Xuất, nhập khẩu hàng hóa không đi qua cửa khẩu, không làm thủ tục hải quan;

Xuất, nhập khẩu hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ kèm theo.

(iii) Khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi của người bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc.

Như vậy, ngoài các trường hợp nêu trên, không mang Chứng minh nhân dân sẽ không bị tạm giữ hành chính mà công an chỉ mời về để xác minh nhân thân. Trong một số trường hợp, công an có thể kiểm tra nhân thân của bạn căn cứ các giấy tờ khác như hộ chiếu, thẻ sinh viên…

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây