Xử phạt hành chính đối với hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc theo quy định mới nhất!

0
185

Đánh bạc được xem là hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hành chính. Vậy hủ thể thực hiện hành vi đánh bạc sẽ bị xử phạt như thế nào? Đánh bạc trực tuyến có bị xử phạt hành chính không?

Đánh bạc
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Tệ nạn xã hội là gì?

Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội mang tính chất tiêu cực, có dấu hiệu vi phạm pháp luật được thể hiện bằng những hành vi không phù hợp với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục và gây ảnh hưởng đến đời sống chung của cộng đồng.

Tệ nạn xã hội là biểu hiện của lối sống tha hóa, xem nhẹ pháp luật và các chuẩn mực đạo đức, xã hội. Tệ nạn xã hội có tác động tiêu cực đến các giá trị tốt đẹp của phong tục tập quán, kinh tế, sức khoẻ con người và là con đường nhanh nhất để cá nhân bị tha hóa trở thành tội phạm.

Hiện nay, đánh bạc là một trong những tệ nạn được bùng phát mạnh mẽ, đặc biệt là những ngày lễ, Tết. Tệ nạn này gây ra nhiều bất ổn trong cuộc sống hôn nhân gia đình và trật tự an toàn xã hội. Hình thức của loại tệ nạn này rất dạng như: Lắc bầu cua, xóc đĩa, bài tiến lên hay tá lả…Với mỗi ván cá cược người chơi có thể tiêu tốn tiền với con số hàng triệu hoặc chục triệu đồng.

Hiện tại pháp luật nước ta nghiêm cấm hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bắt kỳ hình thức nào, thua bằng tiền hay bằng hiện vật, không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Bên cạnh tệ nạn đánh bạc thì với sự phát triển và nhu cầu giải trí của con người còn phát sinh thêm nhiều loại tệ nạn khác mang tính chất nguy hiểm và phức tạp như: ma túy, mại dâm dưới hình thức dịch vụ karaoke, vũ trường trá hình. Các tệ nạn xã hội này hoạt động vô cùng phức tạp và len lỏi khắp các địa phương vùng miền trong đời sống nhân dân.

Bạn đọc nên quan tâm vấn đề liên quan tệ nạn xã hội gồm những gì?

Đánh bạc là gì? Đánh bạc có mấy loại

Đánh bạc là hành vi của chủ thể tham gia vào một trò chơi được tổ chức bất hợp pháp. Theo đó, khi thua cược người thua phải trả bằng lợi ích vật chất như: tiền, vật, các tài sản có giá trị khác cho người thắng cược. Hành vi người tổ chức, hoặc tham gia vào trò chơi bất hợp pháp đó đều được xem là hành vi đánh bạc và sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Đánh bạc là hành vi xâm phạm trật tự xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến cá nhân và gia đình người chơi và có thể là nguyên nhân của tội phạm khác gây nguy hiểm cho xã hội.

Hiện nay, đánh bạc không chỉ được diễn ra với hình thức đánh bạc trực tiếp mà còn có thêm hình thức đánh bạc trên mạng hay đánh bạc trực tuyến. Đánh bạc trực tiếp là hình thức khá quen thuộc với nhận thức của mọi người. Theo đó, người chơi trực tiếp tham gia vào trò chơi này, bao gồm việc nhận và mất lợi ích vật chất với các chủ thể khác cùng tham gia. Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của công nghệ, thông tin điện tử thì hình thức đánh bạc trên mạng ngày càng được người chơi ưa chuộng và thực hiện phổ biến hơn. Theo đó, người chơi sẽ tham gia trò chơi bằng cách sử dụng phương tiện điện tử như: máy tính, điện thoại,…trên các diễn đàn với sự tham gia của nhiều cá nhân dưới sự tổ chức của một hoặc nhiều chủ thể sáng lập diễn đàn.

Tổ chức đánh bạc là gì?

Tổ chức đánh bạc là hành vi sử dụng các phương thức nhất định nhằm rủ rê, lôi kéo, tụ tập một hoặc nhiều người tham gia đánh bạc tại địa điểm cụ thể. Tổ chức đánh bạc cũng bao gồm hành vi gá bạc, xét về bản chất gá bạc là hành vi đồng phạm đánh bạc. Gá bạc được thể hiện bằng hành vi rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác tham gia đánh bạc nhưng có thêm mục đích riêng là trục lợi. Hiện nay, cùng với hành vi đánh bạc thì loại hành vi này cũng xảy ra vô cùng phổ biến trong cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm: Ma túy

Mức xử phạt hành chính đối với tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc

Đánh bạc là hành vi nguy hiểm cho xã hội, là tiền đề của tội phạm trong lĩnh vực được Nhà nước quản lý. Vậy hành vi đánh bạc bị xử phạt như thế nào?

Vì tính chất và mức độ gây ảnh hưởng không nhỏ đến con người và xã hội nên hiện nay hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt khá nghiêm khắc để thực hiện hiệu quả công tác quản lý hành chính của Nhà nước. Cụ thể theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 88/CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính thì vấn đề đánh bạc bị xử phạt như sau:

(i) Đối với hành vi mua các ô số đề, bảng đề thì phạt tiền từ 200.000 đồng – 500.000 đồng.

(ii) Đối với một trong các hành vi đánh bạc sau đây mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng – 1.500.000 đồng

  • Đánh bạc dưới các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác được, thua bằng tiền, hiện vật;
  • Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử hoặc dưới các hình thức “cá độ” khác;
  • Cá cược ăn tiền dưới mọi hình thức trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác;
  • Bán thơ đề, ghi đề thuê để hưởng hoả hồng.

(iii) Đối với một trong các hành vi sau đây mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì phạt tiền từ 1.000.000 đồng –  2.000.000 đồng.

  • Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;
  • Làm bảo vệ tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác hoặc che dấu việc đánh bạc
  • Làm thơ đề.

(iv) Đối với một trong các hành vi tổ chức đánh bạc sau đây mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì phạt tiền từ 3.000.000 đồng –  10.000.000 đồng

  • Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc;
  • Dùng nhà của mình hoặc địa điểm khác để chứa bạc, gá bạc;
  • Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử hoặc tổ chức các loại chơi “cá độ” dưới bất cứ hình thức nào để đánh bạc;
  • Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền.

(v) Đối với một trong các hành vi tổ chức đánh đề sau đây trong phạm vi phường, xã, thị trấn, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

  • Làm chủ đề;
  • Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh đề;
  • Tổ chức mạng lưới bán đề.

(vi) Người tổ chức đánh đề trong phạm vi liên quận, huyện thị xã, thành phố thuộc tỉnh, liên tỉnh hoặc tổ chức đánh đề với số lượng lớn hoặc đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 200 của Bộ Luật Hình sự năm 2015.

(vii) Bên cạnh hình thức xử phạt chính thì người vi phạm còn có thể bị xử phạt bổ sung và áp dụng các biện pháp khác như:

  • Tịch thu tiền do vi phạm mà có, tang vật, phương tiện vi phạm đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2; điểm a khoản 3; các điểm c, d khoản 4; khoản 5;
  • Tịch thu và tiêu huỷ thơ đề quy định tại điểm c khoản 3.

Nếu bạn muốn biết thêm về mức xử phạt hành chính với các hành vi khác, hãy tham khảo tại: Luật hành chính

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây