Điều kiện giám định lại để tăng tỷ lệ thương tật đối với thương binh

0
306

Tóm tắt câu hỏi:

Cha tôi có tham gia kháng chiến chống Mỹ từ 1970 đến 1975, và được Nhà nước phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân nhân, là thương binh hạng 4/4. Hiện tại, tai cha tôi nghe kém và ngày càng giảm thính lực từ khoảng năm 1980 đến nay và càng ngày càng nặng (có đi khám, bác sĩ cho biết do ảnh hưởng chiến tranh: chích thuốc sốt rét, tiếng bom đạn… ). Hỏi cha tôi có thể  giám định để tăng tỷ lệ thương tật thương binh được không? Thủ tục như thế nào?

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900.6198

Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, về điều kiện để giám định lại để tăng tỷ lệ thương tật đối với thương binh.

Theo thông tin bạn cung cấp thì cha của bạn tham gia kháng chiến chống Mỹ từ năm 1970 đến năm 1975, được Nhà nước phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, và là thương binh hạng 4/4. Và cha bạn nghe kém và giảm thính lực từ khoảng năm 1980 đến nay, ngày càng nặng, và khi đi khám được bác sỹ xác định nguyên nhân là do ảnh hưởng của chiến tranh. Nay cha bạn muốn giám định lại để tăng tỷ lệ thương tật thương binh.

Để xác định cha bạn có thể đi giám định để tăng tỷ lệ thương tật hay không, cần căn cứ vào các quy định về giám định lại thương tật. Cụ thể như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng thì việc giám định lại thương tật được quy định cụ thể như sau:

“Điều 30. Giám định lại thương tật

1. Người bị thương được kết luận thương tật tạm thời thì sau ba năm được giám định để xác định tỷ lệ thương tật vĩnh viễn.

2. Người bị thương đã giám định thương tật mà bị thương tiếp thì được giám định bổ sung và tổng hợp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ ưu đãi.

3. Người bị thương đã giám định thương tật nhưng còn sót vết thương chưa giám định thì được giám định bổ sung và tổng hợp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ ưu đãi.

4. Thương binh đã giám định có vết thương sau đây tái phát thì được giám định lại:

a) Vết thương sọ não bị khuyết xương sọ hoặc còn mảnh kim khí trong sọ gây biến chứng dẫn đến rối loạn tâm thần hoặc liệt;

b) Vết thương thấu phổi gây biến chứng dày dính màng phổi hoặc xẹp phổi dẫn đến phải cắt phổi hoặc thùy phổi;

c) Vết thương ở tim dẫn đến phải phẫu thuật;

d) Vết thương ổ bụng: Dạ dày hoặc ruột gây biến chứng ở dạ dày hoặc dính tắc ruột phải phẫu thuật;

đ) Vết thương ở gan; mật, lách; tụy hoặc thận gây biến chứng phải phẫu thuật;

e) Vết thương ở cột sống biến chứng gây liệt hoặc rối loạn cơ tròn đại tiểu tiện không tự chủ;

g) Các vết thương ở tay hoặc ở chân tái phát phải phẫu thuật cắt đoạn chi;

h) Vết thương ở mắt tái phát dẫn đến mù mắt; vết thương ở tai gây mất hoàn toàn sức nghe hai tai.

5. Không giám định lại những trường hợp sau:

a) Thương binh đã được giám định do vết thương cũ tái phát;

b) Thương binh loại B.”

Căn cứ theo các quy định tại Điều 30 Nghị định số 31/2014/NĐ- CP và Thông tư số 16/2014/TT- BLĐTBXH nêu trên có thể thấy, để được giám định lại để tăng tỷ lệ thương tật thì thương binh phải đáp ứng các điều kiện được quy định như trên. Cụ thể:

– Thương binh bị thương đã giám định thương tật mà bị thương tiếp thì được giám định bổ sung.

– Thương binh bị thương và đã được giám định thương tật nhưng phát hiện còn sót vết thương chưa được giám định thì được giám định bổ sung.

– Thương binh đã được giám định và có vết thương theo quy định tại khoản 4 Điều 30 Nghị định 31/2014/NĐ- CP bị tái phát thì được giám định lại.

– Thương binh có nhiều vết thương đã thực hiện việc giám định lại do vết thương tái phát nhưng nay vết thương khác tái phát (không phải vết thương đã được giám định lại) thì được giám định lại theo khoản 4 Điều 30 Nghị định 31/2013/NĐ- CP.

Đồng thời, theo Nghị định 31/2013/NĐ- CP thì không thực hiện giám định lại đối với trường hợp thương binh đã được giám định do vết thương cũ tái phát và trường hợp thương binh loại B.

Đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của bạn bạn: Dựa trên những thông tin bạn cung cấp thì cha của bạn đã được giám định và được xác định là thương binh hạng 4/4; và tình trạng giảm thính lực của cha bạn bắt đầu vào khoảng năm 1980 đến nay và ngày càng nặng, và được bác sĩ xác định là do ảnh hưởng của chiến tranh. Tuy nhiên, trong thông tin bạn lại không nói rõ, cha bạn từng có vết thương gì gây ảnh hưởng khả năng nghe, ví dụ như vết thương ở tai hay không; và nếu có, thì những vết thương này đã được giám định mà bây giờ bị tái phát khiến mất khả năng nghe hay những vết thương này chưa được giám định và giờ mới phát hiện. Đối chiếu theo trường hợp trên của cha bạn cha bạn, nếu việc suy giảm thính lực là do vết thương ở tai mà không thuộc một trong các trường hợp có vết thương theo khoản 4 Điều 30 nghị định 31/2013/NĐ-CP thì không thuộc trường hợp thực hiện việc giám định lại thương tật, tuy nhiên, nếu vết thương ở tai đó trước đó đã được giám định nay lại bị thương tiếp hoặc trước đó ba bạn đã giám định nhưng còn sót vết thương đó, thì được giám định bổ sung.

Thứ hai, về hồ sơ, thủ tục giám định bổ sung cho thương binh.

Về Hồ sơ yêu cầu giám định bổ sung thương tật cho thương binh được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 05/2013/TT- BLĐTBXH. Trong trường hợp việc giảm thính lực của cha bạn là do vết thương còn sót, chưa được giám định tại thời điểm xác định tỷ lệ thương tật của thương binh lần đầu.

​Trong trường hợp này, hồ sơ, thủ tục giám định vết thương còn sót được thực hiện theo quy định tại Điều 21 Thông tư số 05/2013/TT- BLĐTBXH. Cụ thể như sau:

Về Hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị giám định vết thương còn sót.

– Bản sao Giấy chứng nhận bị thương

– Bản sao biên bản của các lần giám định trước.

– Kết quả chụp, chiếu kèm chuẩn đoán của bệnh viện cấp huyện trở lên đối với trường hợp còn sót mảnh kim khí trong cơ thể.

– Phiếu phẩu thuật của bệnh viện cấp huyện trở lên đối với trường hợp đã phẩu thuật lấy dị vật

Cha bạn cần làm đơn đề nghị giám định vết thương còn sót gửi Sở Lao động- Thương binh và Xã hội. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ theo quy định của pháp luật thì Sở Lao động- Thương binh và Xã hội sẽ có trách nhiệm đối chiếu, sao lưu hồ sơ gốc để giới thiệu ra Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền. Và trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận biên bản giám định lại thương tật thì Sở Lao động – Thương binh và xã hội sẽ ra quyết định điều chỉnh chế độ ưu đãi.

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật hình sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây