Hoạt động đối ngoại và công tác lãnh sự, Quản lý hoạt động di trú của công dân Việt Nam ra nước ngoài

0
219

Hoạt động đối ngoại là lĩnh vực hoạt động hết sức quan trọng không thể thiếu của mỗi quốc gia. Trong thế giới hiện đại và bối cảnh quá trình toàn cầu hoá phát triển mạnh mẽ thì hoạt động đối ngoại càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. bên ngoài.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Khái niệm hoạt động đối ngoại

Nói ngắn gọn thì hoạt động đối ngoại là tổng thể các hoạt động và quan hệ của một nước vối bên ngoài.

Công tác đối ngoại là lĩnh vực hoạt động phong phú và phức tạp. Các hoạt động đối ngoại có thể diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam, có thể xảy ra trên lãnh thổ của một quốc gia khác, cũng có thể đồng thời diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Các hoạt động đó được tiến hành nhằm đạt những mục đích chính trị, kinh tế, văn hoá, quốc phòng, an ninh… hoặc kết hợp các mục đích khác nhau.

Các hoạt động đối ngoại có thể do cơ quan Đảng, Nhà nước, có thể do tổ chức xã hội tiến hành hoặc cơ quan nhà nước và tổ chức xã hôi phối hợp cùng thực hiện.

Xem thêm: Đi xuất khẩu lao động có được lấy BHXH 1 lần không?

Công tác lãnh sự, Quản lý hoạt động di trú của công dân Việt Nam ra nước ngoài

và công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài

Nội dung công tác lãnh sự

Công tác lãnh sự có nội dung rất đa dạng, cụ thể là: Bảo hộ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài; thực hiện công tác hợp pháp hoá lãnh sự, chứng nhận lãnh sự, uỷ thác tư pháp, hộ tịch, quốc tịch, xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam và người nước ngoài thuộc đối tượng do Bộ ngoại giao Quản lý; Quản lý, chỉ đạo công tác lãnh sự của các cơ quan ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thực hiện công tác lãnh sự khác theo quy định của pháp luật, phân công cùa Chính phù và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Bộ ngoại giao thực hiện Quản lý nhà nước đối với hoạt động di trú của công dân Việt Nam ra nước ngoài dưói những hình thức sau: Chủ trì, phối hợp vói cơ quan có liên quan xây dựng chủ trương, chính sách về vấn đề di cư quốc tế; phối hợp Quản lý di cư hợp pháp, ngăn chặn di cư bất hợp pháp và xử lý các vấn đề có liên quan; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc hướng dẫn, kiểm tra công tác liên quan đến hoạt động di trú của công dân Việt Nam ra nước ngoài.

Quyền hạn, nhiệm vụ của bộ ngoại giao

– Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhằm thực hiện Quản lý thống nhất hoạt động đối ngoại của các địa phương.

– Quản lý hoạt động hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và định kì hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về hoạt động này.

– Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan bảo vệ chủ quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài.

Xem thêm:    Minh Châu Asian Luxury (Bảo Lộc) khai trương ‘mùa Covid’: cơ quan chức năng kết luận vội vàng, báo chí đưa tin thiếu chính xác

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây