Các biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội theo Luật Hình sự. 

0
20

Các biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội theo Luật Hình sự. 

Các biện pháp tư pháp là các biện pháp hình sự được áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước, mang tính chất hỗ trợ hoặc thay thế cho hình phạt. Theo quy định tại khoản 2 Điều 46 và khoản 1 Điều 82 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội bao gồm: Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc xin lỗi công khai; khôi phục lại tình trạng ban đầu; thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.

1 – Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm

Căn cứ Điều 47 và điểm a khoản 1 Điều 82 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:

Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm là thu vật, tiền để sung vào ngân sách nhà nước hoặc để tiêu hủy.”

Đối tượng bị thu gồm: công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội; vật, tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác các thứ này mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội; vật thuộc loại Nhà nước cấm tàng trữ, lưu hành như các chất ma tuý, hàng giả, văn hoá phẩm đồi trụy…

Những động cơ tâm lý thúc đẩy hoặc kìm hãm người làm chứng khai báo

Vật, tiền bị chiếm đoạt hoặc bị sử dụng trái phép không bị tịch thu mà được trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lí hợp pháp.

Vật, tiền là tài sản của người khác chỉ có thể bị tịch thu nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc phạm tội. Thông thường trong thực tiễn, lỗi của họ xuất phát từ sự thiếu trách nhiệm trong quản lí, trông coi, sử dụng và bảo vệ tài sản.

Tịch thu vật, tiền bạc trực tiếp liên quan đến tội phạm không những loại bỏ điều kiện vật chất của tội phạm mà còn góp phần cải tạo, giáo dục người phạm tội, ngăn ngừa tội phạm, ôn định và đảm bảo trật tự xã hội.

2 – Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại.

Căn cứ Điều 48 và điểm khoản 1 Điều 82  Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:

“Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại là biện pháp tư pháp buộc người phạm tội phải trả lại tài sản hoặc tiến hành hoạt động khắc phục những thiệt hại vật chất gây ra cho người bị hại. “

Nhằm khôi phục lại tình trạng sở hữu như trước khi tội phạm xảy ra, BLHS quy định người phạm tội phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lí hợp pháp. Trong trường hợp người phạm tội đã làm cho tài sản này bị hư hỏng thì phải sửa chữa. Nếu tài sản không hoàn trả lại được vì những lí do nhất định như đã mất, thất lạc hay không còn nữa thì người phạm tội phải bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu hoặc người quản lí hợp pháp.

Xem thêm: Buôn lậu thuốc lá bị xử phạt thế nào?

Xem thêm:  Ngành luật hình sự

3 – Buộc công khai xin lỗi.

Căn cứ Điều 48 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:

“Buộc công khai xin lỗi là biện pháp tự pháp buộc người phạm tội chính thức, công khai nhận lỗi của mình về hành vi phạm tội và xin lỗi người bị hại.”

Trong trường hợp gây thiệt hại về tinh thần như gây thiệt hại đến danh dự, nhân phẩm… Toà án buộc người phạm tội phải công khai xin lỗi người bị hại và phải bồi thường về vật chất những thiệt hại về tinh thần đã gây ra cho họ.

4 – Khôi phục lại tình trạng ban đầu

Căn cứ Điều 82 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:

“Khôi phục lại tình trạng ban đầu là biện pháp tư pháp, buộc pháp nhân thương mại phải trả lại nguyên trạng ban đầu của môi trường, công trình thủy lợi, đê điều, công trình phòng chống thiên tai, hệ sinh thái, cảnh quan rừng, khu bảo tồn thiên nhiên V.V.. khi hành vi phạm tội đã biến đổi trạng thái các đối tượng trên.”

Trong trường hợp pháp nhân thương mại khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản hoặc các tài nguyên thiên nhiên khác làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, diễn biến tự nhiên của rừng; gây ảnh hưởng xấu đến đời sống tự nhiên của các loài sinh vật rừng (Tội hủy hoại rừng, Điều 243 BLHS) thì Toà án có thể buộc pháp nhân thương mại tiến hành các hoạt động khôi phục nguyên trạng ban đầu của hệ sinh thái rừng.

Pháp nhân thương mại gây ra sự cố môi trường (Tội gây ô nhiễm môi trường, Điều 235 BLHS) có thể bị Toà án buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của môi trường bên cạnh các hình phạt và biện pháp tư pháp khác.

5 – Thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.

Căn cứ Điều 82 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:

“Thực hiện một sổ biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra là biện pháp tư pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả của tội phạm.”

Các biện pháp khắc phục, ngăn chặn hậu quả có thể là: Tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện được đưa vào lãnh thổ Việt Nam, nhập khẩu trái với quy định của pháp luật hoặc được tạm nhập, tái xuất nhưng không tái xuất theo đúng quy định của pháp luật; hàng hoá nhập khẩu, quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hoá giả mạo quyền sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm; tiêu hủy hàng hoá, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hoá phẩm có nội dung độc hại hoặc tang vật khác thuộc đối tượng bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật; loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, vật phẩm; thu hồi sản phẩm, hàng hoá vi phạm đang lưu thông trên thị trường.

 Trên đây là các quy định của pháp luật hình sự Việt nam về biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội. 

Nguồn: Giáo trình Luật hình sự ( phần chung) Đại học Luật Hà Nội. 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây