Khám nghiệm hiện trường trong vụ án hình sự

0
24

1. Khái niệm

Khám nghiệm hiện trường là biện pháp điều tra được tiến hành tại hiện trường nhằm phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản, nghiên cứu, đánh giá dấu vết, vật chứng của các vụ phạm tội hoặc vụ việc cố tính hình sự đã xảy ra.

Khám nghiệm hiện trường là một biện pháp điều tra tố tụng và thẩm quyền, thủ tục, nội dung của nó được quy định trong Điều 201 Bộ luật tố tụng hình sự. Khi tiến hành biện pháp điều tra này, cần áp dụng các phương tiện kỹ thuật hình sự phù hợp để phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản, nghiên cứu, đánh giá các loại dấu vết vật chứng của các vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính hình sự để lại tại hiện trường.

2. Nhiệm vụ của công tác khám nghiệm hiện trường

Công tác khám nghiệm hiện trường có một số nhiệm vụ cụ thể sau:

  • Ghi nhận vị trí, trạng thái, quang cảnh chung của hiện trường;
  • Phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản các loại dấu vết, vật chứng liên quan đến sự việc đã xảy ra;
  • Lập và hoàn chỉnh các văn bản của hồ sơ khám nghiệm hiện trường;
  • Phát hiện những sơ hở, thiếu sót của ta mà bọn tội phạm thường lợi dụng và đề xuất các biện pháp phòng ngừa tích cực.

3. Phương pháp khám niệm hiện trường

Phương pháp khám nghiệm hiện trường là cách thức tiến hành hoạt động phát hiện, thu lượm dấu vết, vật chứng để lại trên hiện trường của các vụ án hình sự. Khi lựa chọn những phương pháp cụ thể để khám nghiệm các loại hiện trường khác nhau cần căn cứ vào một số yếu tố sau để xác định:

  • Kết quả của quá trình quan sát hiện trường;
  • Đặc điểm cấu trúc của hiện trường;
  • Tính chất của việc xảy ra;
  • Kinh nghiệm chuyên môn và thực tế khám nghiệm hiện trường của điều tra viên.

Khi khám nghiệm hiện trường có thể sử dụng một số phương pháp sau đây:

  • Phương pháp khám nghiệm hiện trường theo khu vực (phương pháp chia ô). Phương pháp này được áp dụng khi khám nghiệm các loại hiện trường có phạm vi rộng lớn nhưng được phân chia tự nhiên thành những khu vực độc lập với nhau hoặc những hiện trường có cấu trúc phức tạp.
  • Phương pháp khám nghiệm dựa vào phương thức gây án đã được nhận định. Phương pháp này được áp dụng khi trên hiện trường qua dấu vết, vật chứng để lại đã xác định được lối vào, lối ra của thủ phạm và quá trinh hoạt động của chúng ở hiện trường.
  • Phương pháp khám nghiệm theo hình xoáy ốc từ ngoài vào trung tâm hoặc từ trung tâm ra ngoài. Phương pháp khám nghiệm theo hình xoáy ốc từ trung tâm ra ngoài được áp dụng khi đã xác định được trung tâm của hiện trường, tức là nơi tập trung nhiều dấu vết, vật chứng (nơi có xác chết, nơi bắt đầu cháy, nổ…). Phương pháp khám nghiệm theo hình xoáy ốc từ ngoài vào trung tâm được tiến hành ngược lại với phương pháp trên.
  • Phương pháp khám nghiệm theo cách cuốn chiểu. Phương pháp này được áp dụng để khám nghiệm những hiện trường tương đối bằng phẳng, có chiều ngang nhỏ.
  • Phương pháp khám nghiệm theo đường song song. Phương pháp này thường được áp dụng khi khám nghiệm những hiện trường có địa hình rộng, tương đối bằng phăng (hiện trường các vụ tai nạn giao thông, cháy, nổ, khẩu hiệu, truyền đơn phản động…).

Các phương pháp khám nghiệm hiện trường nêu trên có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho nhau, không loại trừ nhau. Vì vậy, khi khám nghiệm một loại hiện trường cụ thể, có thể sử dụng kết hợp các phương pháp khám nghiệm khác nhau phù hợp với tính chất của sự việc xảy ra, đặc điểm của sự xuất hiện dấu vết, vật chứng trên hiện trường và đặc điểm cấu trúc của hiện trường đó…

4. Trình tự khám nghiệm hiện trường

Tiến hành khám nghiệm

Công tác khám nghiệm hiện trường chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi được thực hiện theo một trình tự họp lý. Cụ thể công tác này phải được tiến hành qua hai bước sau: Quan sát hiện trường và khám nghiệm tỉ mỉ.

  • Quan sát hiện trường (khám nghiệm sơ bộ).

Mục đích của việc quan sát hiện trường là nhằm nhận thức trực quan quang cảnh và trạng thái chung của hiện trường cũng như các dấu vết, vật chứng có ở hiện trường.

Đối tượng quan sát bao gồm toàn bộ cấu trúc, thực trạng của hiện trường, các đồ vật, dấu vết tử thi…và các biểu hiện khác có trên hiện trường. Khi quan sát hiện trường, cần chọn vị trí tiện lợi và tiến hành quan sát theo nguyên tắc: quan sát từ xa đến gần, từ chung đến riêng, từ tổng thể đến bộ phận. Việc đi lại trong hiện trường khi quan sát càn hết sức hạn chế. Nên chọn lối đi vào hiện trường là những nơi không có dấu vết, vật chứng. Đối với những dấu vết do quá trình đi lại khi quan sát hiện trường để lại phải đánh dấu để tránh nhầm lẫn khi thu lượm. Những dấu vết, vật chứng được phát hiện phải cắm biển số đánh dấu theo trình tự phát hiện.

Qua quá trình quan sát hiện trường, điều tra viên cần xác định được những vấn đề cơ bản sau:

+ Phạm vi của hiện trường, vùng trung tâm và các vùng kế cận;

+ Noi có dấu vết, vật chúng, nơi tập trung nhiều dấu vết vật chứng;

+ Quá trình diễn biến của sự việc, lối vào, lối thoát ra của thủ phạm trên hiện trường;

+ Phương thức, thủ đoạn và công cụ, phương tiện phạm tội;

+ Nơi cần tập trung khám nghiệm và phương pháp khám nghiệm cụ thể;

+ Khả năng sử dụng chó nghiệp vụ.

Đồng thời với việc quan sát hiện trường, cần chụp ảnh toàn cảnh, ảnh định hướng và phác họa sơ đồ hiện trường để ghi nhận lại vị trí và ưạng thái ban đầu của hiện trường trước khi khám nghiệm. Những tình tiết phát hiện được trong quá trình quan sát điều tra viên cần ghi nhận lại trong sổ tay khám nghiêm, phục vụ cho việc viết biên bản khám nghiệm hiện trường khi kết thúc khám nghiệm.

  • Khám nghiệm tỉ mỉ.

Khi khám nghiệm tỉ mỉ, phải sử dụng các phương pháp và phương tiện phù hợp để phát hiện, thu lượm, ghi nhận, bảo quản và sơ bộ nghiên cứu đánh giá dấu vết vật chứng; thu lượm và bảo quản các loại mẫu so sánh cần thiết… Những công việc cụ thể của giai đoạn này được quy định ở khoản 3 Điều 150 Bộ luật tố tụng hình sự như sau: “Khi khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mô hình, thu lượm và xem xét tại chỗ dấu vết của tội phạm, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, ghi rõ kết quả xem xét vào biên bản khám nghiệm hiện trường.

Trong trường hợp không thể xem xét ngay được thì đồ vật và tài liệu thu giữ phải được bảo quản, giữ nguyên trạng hoặc niêm phong đưa về nơi tiến hành điều tra”.

Kết thúc khám nghiệm

Sau khi khám nghiệm xong, lực lượng khám nghiệm hiện trường phải giải quyết một số vấn đề cụ thể sau:

+ Họp rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả khám nghiệm;

+ Quyết định bãi bỏ hay tiếp tục bảo vệ hiện trường;

+ Thông qua và ký nhận vào biên bản khám nghiêm hiện trường;

+ Đóng gói, niêm phong và bảo quản dấu vết, vật chứng đã thu lượm.

Chuẩn bị khám nghiêm

  • Chuẩn bị lực lượng khám nghiệm.

Lực lượng khám nghiệm hiện trường thông thường bao gồm:

+ Điều tra viên chủ trì khám nghiệm;

+ Các cán bộ kỹ thuật chuyên môn thuộc các chuyên ngành phù hợp (cán bộ kỹ thuật hình sự; cảnh sát phòng cháy, chữa cháy; giao thông; cảnh sát sử dụng chó nghiệp vụ; kỹ sư cháy, nồ; bác sĩ pháp y V.V.);

+ Đại diện Viện kiểm sát;

+ Người chứng kiến và những người khác có thể tham dự việc khám nghiệm (khoản 2 Điều 201 Bộ luật tố tụng hình sự).

  • Chuẩn bị phương tiện khám nghiệm.

Thông thường, các loại phương tiện sau cần được chuẩn bị phục vụ cho công tác khám nghiệm hiện trường:

+ Các phương tiện kỹ thuật phục vụ việc phát hiện, thu lượm, ghi nhận dấu vết vật chứng như valy khám nghiệm, các loại đèn chiếu sáng, đèn chiếu xiên;…

+ Phương tiện giao thông;

+ Phương tiện liên lạc;

+ Chó nghiệp vụ (khi thấy cần thiết);

+ Các loại phương tiện hỗ trợ khác.

– Khi đến hiện trường, trước khi khám nghiệm, lực lượng khám nghiệm hiện trường cần thực hiện một số công việc sau:

+ Nghe lực lượng bảo vệ hiện trường báo cáo và kiểm tra lại toàn bộ công tác bảo vệ hiện trường, bổ sung các biện phấp càn thiết;

+ Gặp gỡ trao đổi với cơ quan chủ quản hoặc chính quyền địa phương về sự việc xảy ra và các tình hình khác có liên quan;

+ Lựa chọn người đại diện chính quyền địa phương hoặc cơ quan, xí nghiệp tham gia khám nghiêm và người chứng kiến cuộc khám nghiệm, giải thích về quyền và nghĩa vụ cho họ;

+ Họp lực lượng khám nghiệm và phân công nhiệm vụ cho các lực lượng tham gia.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây