Năng lực chủ thể của tổ chức trong quan hệ pháp luật hành chính

0
309

Năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính là khả năng chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể của quan hệ đó. Năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính bao gồm năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính.

Năng lực chủ thể của tổ chức trong quan hệ pháp luật hành chính
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Năng lực chủ thể của tổ chức trong quan hệ pháp luật hành chính

Năng lực chủ thể của tổ chức trong quan hệ pháp luật hành chính được pháp luật hành chính quy định như sau:

(i) Năng lực chủ thể nói chung là khả năng pháp lý của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật với tư cách là chủ thể của quan hệ đó bao gồm hai yếu tố là năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

(ii) Năng lực pháp luật là khả năng hưởng các quyền và nghĩa vụ pháp lý mà nhà nước quy định cho cá nhân hoặc tổ chức.

(iii) Năng lực hành vi là khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận mà với khả năng đó họ có thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý đồng thời phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định do những hành vi của mình mang lại.

 Tìm hiểu thêm về: Năng lực chủ thể của cá nhân

Những khía cạnh được xem xét của năng lực chủ thể của tổ chức

Năng lực chủ thể của tổ chức được xem xét ở những khía cạnh sau:

(i) Năng lực chủ thể của cơ quan Nhà nước phát sinh khi cơ quan đó được thành lập và chấm dứt khi cơ quan đó bị giải thể. Năng lực này được pháp luật hành chính quy định phù hợp với chức năng nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan đó trong quản lí hành chính Nhà nước.

Ví dụ: Vì thanh tra chính phủ là cơ quan của Chính phủ thực hiện quản lí Nhà nước về công tác thanh tra nên thanh tra chính phủ có khả năng tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với Chính phủ trong việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của chính phủ về công tác thanh tra khi được Thủ tướng Chính phủ phân công chủ trì soạn thảo các văn bản đó.

(ii) Năng lực chủ thể của các tổ chức xã hội , đơn vị kinh tế, đơn vị vũ trang, đơn vị hành chính – sự nghiệp…phát sinh khi Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ tổ chức đó trong quản lí hành chính Nhà nước và chấm dứt khi không còn những quy định hoặc tổ chức đó bị giải thể. Do pháp luật quy định Nhà nước trao quyền cho các tổ chức xã hội cho phép các tổ chức này được thay mặt Nhà nước quản lí một số công việc nhất định. Lúc này tổ chức xã hội mới được phép nhân danh Nhà nước sử dụng quyền lực Nhà nước trong quản lí hành chính Nhà nước.

 Ví dụ: Tổ chức Công đoàn được Nhà nước cho phép thực hiện hoạt động kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hộ lao động, hợp đồng lao động, chế độ tuyển dụng… Hội liên hiệp phụ nữ kiểm tra chế độ chính sách đối với phụ nữ trong các xí nghiệp, cơ sở, trường học đưa ra kiến nghị với thủ trưởng đơn vị.

Tìm hiểu thêm về Quan hệ pháp luật hành chính

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây