Quyền và hành vi bị cấm của các bên khi tiến hành đình công

0
218

Do đình công diễn ra khá phức tạp nên pháp luật quy định quyền và hành vi bị cấm của các bên khi tiến hành đình công để đảm bảo cuộc đình công diễn ra hợp pháp, an toàn, hiệu quả.

Khởi kiện tranh chấp
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Contents

Quyền của các bên trước và trong quá trình đình công

Pháp luật giành cho các bên các quyền nhất định trước và trong quá trình đình công. Các quyền đó được quy định cụ thể tại Điều 214 Bộ luật lao động 2012.
Theo đó, các bên có thể tiếp tục thỏa thuận để giải quyết nội dung tranh chấp lao động tập thể hoặc cùng đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về lao động, tổ chức công đoàn và tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở cấp tỉnh tiến hành hoà giải. Ngoài ra, các bên còn có các quyền khác như sau:

Đối với Ban chấp hành công đoàn:

Rút quyết định đình công nếu chưa đình công hoặc chấm dứt đình công nếu đang đình công;
Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là hợp pháp.

Đối với người sử dụng lao động

Chấp nhận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho Ban chấp hành công đoàn tổ chức, lãnh đạo đình công;
Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong thời gian đình công do không đủ điều kiện để duy trì hoạt động bình thường hoặc để bảo vệ tài sản;
Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là bất hợp pháp.

Các hành vi bị cấm trước, trong và sau khi đình công

Để đảm bảo cuộc đình công được diễn ra một cách an toàn, có hiệu quả, tại Điều 219 Bộ luật lao động 2012 quy định các hành vi bị cấm trước, trong và sau khi đình công. Cụ thể bao gồm 06 hành vi sau:
Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc.
Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động.
Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng.
Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công.
Trù dập, trả thù người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công.
Lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây