Cần thận trọng khi thuê lao động nữ và lao động chưa thành niên để tránh bị xử phạt hành chính!

0
143

Hiện nay, lao động nữ và lao động chưa thành niên là những đối tượng được Nhà nước bảo vệ đặc biệt. Do điều kiện về thể chất và tinh thần, những đối tượng trên không phải làm việc trong một số điều kiện nhất định. Bài viết sẽ chia sẻ những trường hợp cần cẩn trọng khi thuê lao động nữ và lao động chưa thành niên làm việc.

lao động nữ
Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Nguyễn Thị Ngân – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Quy định pháp luật khi thuê lao động nữ

Quy định đối với việc thuê lao động nữ được quy định tại Chương X Bộ luật Lao động năm 2019. Bao gồm các nội dung sau:

Chính sách của Nhà nước đảm bảo thực hiện bình đẳng nơi làm việc. Thể hiện qua các quy định:

  • Thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới. Có biện pháp cụ thể chống hành vi quấy rối tình dục nơi công sở.
  • Tạo cơ hội để giới chủ sử dụng và tạo điều kiện cho lao động nữ hoạt động, làm việc. Bên cạnh đó, áp dụng song song thời gian biểu hợp lý, linh hoạt cho lao động nữ.
  • Nhà nước đưa ra các biện pháp giảm thuế đối với người sử dụng lao động mà thuê nhiều lao động nữ.

Quy định về việc bảo vệ thai sản được nhấn mạnh tại Điều 137 Bộ luật Lao động năm 2019. Cụ thể:

  • Không được yêu cầu người lao động nữ làm việc ban đêm, đi công tác xa nếu đang mang thai từ tháng 7 trở đi hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
  • Chuyển lao động nữ sang làm những công việc nhẹ hơn, bớt nặng nhọc hơn.
  • Không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
  • Trong thời gian làm việc tại cơ quan, được ưu tiên nghỉ 30 phút mỗi ngày

Bên cạnh đó, người lao động nữ còn được nghỉ thai sản với chế độ rất ưu đãi. Theo đó, Điều 139 Quy định thời gian được nghỉ trước và sau khi sinh là 06 tháng. Đồng thời, trong thời gian nghỉ vẫn được hưởng chế độ thai sản theo pháp luật.

Đây là một số quy định cơ bản về những chính sách hỗ trợ người lao động nữ và cũng là lưu ý cho người sử dụng lao động cần nắm vững.

Khi thuê lao động chưa thành niên cần chú ý điều gì?

Đối với người lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động cần chú ý các vấn sau đây:

Thời gian làm việc của người lao động chưa thành niên được chia thành lao động chưa đủ 15 tuổi và lao động từ 15 tuổi đến 18 tuổi. Theo đó:

  • Người lao động chưa đủ 15 tuổi sẽ không phải làm quá 4 giờ/ngày. Đồng thời, các lao động này không phải làm thêm giờ, tăng ca vào đêm.
  • Người lao động đủ 15 đến dưới 18 tuổi thì không được làm quá 8 giờ/ngày và chỉ được làm thêm giờ, làm vào ban đêm nếu thuôc danh mục công việc Nhà nước quy định.

Về công việc được phép thuê lao động chưa thành niên thì phải không thuộc các ngành nghề liệt kê tại Điều 147 Bộ luật Lao động năm 2019. Đây là những công việc lao động nặng nhọc, độc hại, tốn nhiều sức lực. Có thể kể đến như: mang vác, nâng vật nặng; bảo dưỡng, bảo trì máy móc; nâu, đúc, thổi kinh loại; …

Để bảo vệ người lao động chưa thành niên, Bộ luật Lao động còn đưa ra một số quy định khác như:

  • Phải giao kết hợp đồng bằng văn bản khi thuê lao động chưa đủ thành niên, cụ thể là chưa đủ 15 tuổi.
  • Bố trí giờ làm việc phải phù hợp với lịch học tập
  • Bảo đảm an toàn, vệ sinh khi đưa người lao động chưa thành niên vào làm việc. 

Hành vi vi phạm pháp luật khi thuê lao động nữ, lao động chưa thành niên

Khi người lao động nữ được thuê, người sử dụng lao động không được thực hiện các hành vi như quấy rối tình dục nơi làm việc như:

  • Hành động, cử chỉ tác động vào cơ thể, có tính tình dục. 
  • Quấy rối bằng lời nói trực tiếp hoặc bằng thiết bị di động. 
  • Có hành vi quấy rối bằng lời nói trực tiếp gồm ngôn ngữ cơ thể, trưng bày hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp.

Bên cạnh đó, Điều 27 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP còn quy định một số hành vi vi phạm như không cho phụ nữ nghỉ 30 phút nghỉ khi hành kinh; sử dụng phụ nữ làm thêm giờ khi mang thai; …

Việc sử dụng lao động chưa thành niên vào các trường hợp pháp luật không cho phép như: 

  • Bắt làm việc thêm giờ;
  • Làm những công việc nặng nhọc;
  • Không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản; và một số hành vi khác.

Có thể bạn quan tâm: Vi phạm giao kết hợp đồng lao động

Mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm khi thuê lao động nữ, lao động chưa thành niên

Xử phạt đối với hành vi vi phạm khi thuê lao động nữ

Đối với các hành vi vi phạm khi thuê người sử dụng lao động có thể bị xử phạt hành chính với mức xử phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng với các hành vi sau đây:

Không tham khảo ý kiến của phụ nữ khi quyết định các vấn đề liên quan đến họ

Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút/ngày khi có vấn đề về sức khỏe 

Ngoài ra còn mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu  vi phạm các hành vi sau: 

  • Sử dụng lao động nữ làm những việc mà pháp luật bảo vệ khi mang thai
  • Không đảm bảo việc làm cũ của lao động nữ khi làm trở lại sau sinh. 
  • Sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu đang trong thời gian mang thai hoặc nghỉ thai sản; và một số hành vi khác quy định tại Điều 27 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP. 

Ngoài ra, người sử dụng lao động còn phải chịu các biện pháp xử phạt hành chính và khắc phục hậu quả. 

Xử phạt đối với hành vi thuê lao động chưa thành niên.

Các quy định xử lý hành vi sai phạm trên được ghi nhận tại điều 28. Cụ thể, các mức xử phạt dao động từ 1.000.000 đồng thấp nhất và có thể lên tới 75.000.000 đồng. Các mức phạt tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi.

Ví dụ, những hành vi như không lập sổ theo dõi riêng hoặc lập sổ một cách chống đối thì sẽ phải chịu xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Trong khi đó, một số hành vi như sử dụng lao động chưa thành niên vào công việc nặng nhọc hay làm ngoài danh mục pháp luật cho phép thì sẽ chịu mức phạt từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng. 

Xem thêm thông tin về: tiền lương tối thiểu 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây