Vận chuyển hàng giả thì phạm tội gì?

0
300

Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017, tội buôn lậu được hiểu là hành vi buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều 188 Bộ luật Hình sự, cụ thể như sau:

nộp tiền sử dụng đất
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900.6198

Điều 188. Tội buôn lậu

Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Tính trái pháp luật của hành vi buôn bán thể hiện bằng việc là hành vi buôn bán qua biên giới hoặc từ  khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại (các đối tượng hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ…) trái với quy định của pháp luật như không khai báo, khai báo gian dối… hoặc có sự trốn tránh kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền (như cơ quan hải quan, biên phòng…).

Điều 192. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả

Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194 và 195 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là hành vi buôn bán (trao đổi) những thứ biết rõ là hàng giả nhằm thu lợi bất chính (bao gồm cả hành vi chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, xuất nhập khẩu…)

Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, dấu hiệu hành vi phạm tội của 2 tội nêu trên khá rõ, việc xác định tội phạm đối với các hành vi hành vi phạm tội của các tội này không có vấn đề cần phải bàn cãi. Tuy nhiên, vấn đề phát sinh là việc người phạm tội có hành vi buôn bán hàng giả qua biên giới.

Hành vi buôn bán hàng giả qua biên giới sẽ bị xử lý về tội buôn lậu (Điều 188 Bộ luật Hình sự) hay tội sản xuất, buôn bán hàng giả (theo các Điều 192 đến Điều 195 Bộ luật Hình sự, tùy theo đối tượng hàng giả tương ứng được quy định tại các điều luật này) với tình tiết định khung hình phạt tăng nặng “buôn bán qua biên giới” (điểm l khoản 2 Điều 192 hoặc điểm e khoản 2 Điều 193, 194, 195 Bộ luật Hình sự) ?

Ở đây, vấn đề mấu chốt là dấu hiệu “hàng hóa” được quy định tại Điều 188 Bộ luật Hình sự có bao gồm hàng giả hay không? Trước hết, chúng ta phải hiểu hàng hóa là gì, hàng giả là gì, pháp luật Việt Nam có quy định “hàng hóa giả” không? Đây là vấn đề chúng ta cần làm rõ.

Thứ nhất, hàng hóa:  Hiện nay không có văn bản nào đưa ra định nghĩa hay khái niệm về “hàng hóa” mà chỉ có một số quy định liệt kê các đối tượng hàng hóa.

Ví dụ: Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 quy định hàng hóa bao gồm:

Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;

Những vật gắn liền với đất đai.

Khoản 2 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: “Hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng, động vật sống và các động sản khác được vận chuyển bằng phương tiện giao thông đường bộ”…

Theo Từ điển Tiếng Việt, hàng hóa được hiểu là: “sản phẩm do lao động làm ra được mua bán trên thị trường”.

Thứ hai, hàng giả: “Giả” thì không phải là thật. “Giả” thì không hợp pháp.“Giả” thì thường gắn với việc gian dối và không được Nhà nước và xã hội thừa nhận.

Như vậy, chúng ta có thể khẳng định: hàng giả không phải là hàng hóa.

Trong thực tế chỉ có hàng hóa (sản phẩm được sản xuất ra hợp pháp, được Nhà nước và xã hội thừa nhận) và hàng giả (thứ/những thứ được làm/tạo ra một cách bất hợp pháp, bị Nhà nước cấm). Hàng hóa và hàng giả là hai khái niệm khác nhau. Trong thực tế chỉ có khái niệm hàng hóa và khái niệm hàng giả mà không thể có khái niệm “hàng hóa giả”.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây