Tài chính của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

0
14

Tài chính của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

Tài chính của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở sẽ bao gồm tài chính công đoàn và tài chính của tổ chức đại diện NLĐ tại DN. Tài chính của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở là một vấn đề rất mới và đang cần sự hướng dẫn của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền tại thời điểm này. Vì vậy, nội dung của phần này chủ yếu tập trung vào một vấn đề mà các DN vẫn thường quan tâm, đó là tài chính công đoàn.  

 Kinh phí công đoàn 

DN phải đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ. Mức đóng băng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho NLĐ mà không cần phân biệt là đã có hay chưa có BCHCĐ cơ sở. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những NLĐ thuộc đối tượng phải đóng BHXH theo quy định của Luật BHXH. 

 Đoàn phí công đoàn 

Đoàn viên (tức NLĐ làm việc trong DN) phải đóng đoàn phí công đoàn hằng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH theo quy định của Luật BHXH nhưng mức đoàn phí không vượt quá 10% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước. 

Khi NLĐ là đoàn viên công đoàn có hành vi vi phạm quy định về đóng đoàn phí công đoàn, chẳng hạn như không đóng, chậm đóng hoặc đóng đoàn phí công đoàn không đúng mức quy định thì tập thể, cá nhân, những người có liên quan được phân công trong công việc thu, nộp kinh phí, đoàn phí công đoàn sẽ không được xét danh hiệu thi đua năm đó. Đồng thời, các vi phạm này sẽ được thông báo đến BCH CĐ cấp trên trực tiếp. Ngoài quy định trên, hiện nay, PLLĐ chỉ quy định việc xử phạt hành chính và buộc truy thu tiền đóng kinh phí công đoàn đối với NSDLĐ mà không có quy định nào khác về trách nhiệm của NLĐ là đoàn viên công đoàn nếu không đóng, chậm đóng hoặc đóng đoàn phí công đoàn không đúng mức quy định. Do đó, hiện chưa có căn cứ pháp lý nào để xử phạt hoặc truy cứu trách nhiệm của NLĐ khi NLĐ vi phạm quy định về đóng đoàn phí công đoàn. Tuy nhiên, trên thực tế, NLĐ nào vi phạm quy định về đóng đoàn phí công đoàn có thể bị đánh giá không tốt về mặt tác phong, biểu hiện của NLĐ đó trong công việc, sự tuân thủ và chấp hành quy định của NSDLĐ cũng như trong hoạt động của công đoàn. 

Có 03 trường hợp không phải đóng đoàn phí công đoàn, đó là: (i) đoàn viên hưởng trợ cấp BHXH từ 01 tháng trở lên, , thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí; và (ii) đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí; và (iii) đoàn viên công đoàn có mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu g thì không phải đóng đoàn phí công đoàn (trong thời gian hưởng mức lương này). Trong đó, trường hợp thứ ba được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam bổ sung tại Công văn 2475/TLĐ ngày 10/08/2021 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tái bùng phát năm thứ tư nhằm chia sẻ khó khăn với các đoàn viên bị ảnh hưởng bởi vùng dịch bệnh. 

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý lao động

Xem thêm: Nội dung cơ bản của nội quy lao động

Quản lý, sử dụng tài chính công đoàn 

Theo quy định, BCHCĐ cơ sở được sử dụng 60% số thu đoàn phí công đoàn, 71% số thu kinh phí công đoàn và tỷ lệ sử dụng kinh phí công đoàn sẽ được tăng dần mỗi năm thêm 1% để đạt mức 75%. Việc phân bổ nguồn thu kinh phí, đoàn phí công đoàn cho các khoản, mục chi: 

–  Chi lương, phụ cấp cho cán bộ công đoàn chuyên trách và phụ cấp cán bộ công đoàn nhưng không quá 30%. Nếu chi không hết thì được chuyển sang chi cho các hoạt động khác. Nếu bị thiếu, BCHCĐ cơ sở phải xem xét giảm đối tượng, mức chi phụ cấp cán bộ công đoàn cho phù hợp với nguồn tài chính được phân bổ; 

– Chi quản lý hành chính không quá 10%;

– Chi hoạt động phong trào 60%, trong đó chi hỗ trợ du lịch không quá 10%, chi trợ cấp khó khăn không quá 10%. Nếu cần điều chỉnh tăng tỷ lệ phân bổ kinh phí chi cho hai mục hoạt động trên thì BCHCĐ cơ sở đề nghị để công đoàn cấp trên xem xét, quyết định. Việc phân bổ kinh phí cho các hoạt động còn lại do BCHCĐ cơ sở quyết định. 

BCHCĐ cơ sở được giữ lại và sử dụng 100% số thu khác của đơn vị và được quyết định việc phân bổ cho các khoản mục chi 

BCHCĐ cơ sở lập báo cáo dự toán thu, chi tài chính công đoàn hằng năm theo mẫu và gửi báo cáo dự toán năm sau lên BCH CĐ cấp trên chậm nhất ngày 15/11 của năm trước. BCHCĐ cơ sở lập báo cáo quyết toán thu, chi tài chính năm lên BCH CĐ cấp trên chậm nhất vào ngày 05/3 của năm sau. 

BCHCĐ cơ sở phải mở sổ sách theo dõi giá trị và hiện vật, tài sản, các đối tượng được giao quản lý tài sản và mở tài khoản tại ngân hàng để quản lý tiền gửi. Thủ quỹ BCHCĐ cơ sở có trách nhiệm quản lý thu, chi, tồn quỹ tiền mặt. Các khoản thu, chi phải có phiếu thu, phiếu chi hợp pháp, hợp lệ và phải được ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời vào sổ kế toán. Cuối tháng, phải lập báo cáo tồn quỹ. Kết thúc năm ngân sách, nguồn thu kinh phí công đoàn nào mà chưa sử dụng hết thì được chuyển sang tiếp tục sử dụng theo quy định. 

Nguồn: Sổ tay pháp luật lao động – LS. Lê Hữu Phước.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây