Tất tần tật về quy trình xử lý bồi thường thiệt hại

0
49

Bồi thường thiệt hại là một khái niệm khá quen thuộc với chúng ta. Hôm nay chúng tôi sẽ có bài viết tổng hợp những điều cần thiết về bồi thường để các bạn cùng tìm hiểu nhé!

Bồi thường thiệt hại
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Bồi thường thiệt hại là gì?

Bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bồi thường tổn thất về vật chất thực tế, được xác định do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm những tổn thất về tài sản và khoản chỉ phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.

Người nào gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do hành vi xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác, thì ngoài việc những người này phải chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi cải chính công khai thì còn phải bồi thường một khoản tiền phù hợp cho người bị thiệt hại.

Pháp luật dân sự Việt Nam quy định hai loại trách nhiệm bồi thường là: bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Để xác định có hay không có bồi thường thì phải có đầy đủ những điều kiện sau đây: có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái pháp luật, có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại đã xảy ra và người gây ra thiệt hại phải có lỗi.

Trách nhiệm bồi thường sẽ được đặt ra khi có một hoặc nhiều hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự và đã gây ra thiệt hại cho một chủ thể nhất định. Một người chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự khi họ có lỗi, do vậy việc xác định trách nhiệm bồi thường do vi phạm nghĩa vụ phải dựa trên bốn điều kiện sau:

Có hành vi trái pháp luật: Trách nhiệm bồi thường chỉ được xác định khi có hành vi trái pháp luật và chỉ áp dụng với người có hành vi trái pháp luật đó. Về nguyên tắc một người có nghĩa vụ mà không thực hiện nghĩa vụ đó hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của mình thì người đó được coi là đã vi phạm pháp luật về nghĩa vụ vì nghĩa vụ đó là do pháp luật xác lập hoặc do các bên đã có sự thỏa thuận, cam kết và đã được pháp luật thừa nhận, bảo vệ. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp người vi phạm nghĩa vụ không có trách nhiệm bồi thường. Ví dụ như họ không có lỗi khi vi phạm nghĩa vụ hoặc vì sự kiện bất khả kháng.

Có thiệt hại xảy ra trong thực tế. Trong thực tế, thiệt hại xảy ra do vi phạm nghĩa vụ dân sự bao gồm: những tài sản bị mất mát hay bị hủy hoại hoàn toàn, những hư hỏng hoặc  giảm sút giá trị về tài sản,  các chi phí hợp lý mà người bị vi phạm phải bỏ ra nhằm ngăn chặn, hạn chế cũng như khắc phục những hậu quả do người vi phạm nghĩa vụ gây ra, những tổn thất do thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút.

Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra: Hành vi vi phạm phải là nguyên nhân trực tiếp và thiệt hại xảy ra là kết quả của nguyên nhân đó. Khi thiệt hại xảy ra được cho là hậu quả tất yếu của hành vi vi phạm thì người thực hiện hành vi phải bồi thường. Cần phải xem xét những chủ thể liên quan để xác định đúng quan hệ trong trách nhiệm bồi thường.

Người thực hiện hành vi có lỗi:  Luật Dân sự quy định người có hành vi trái pháp luật thì phải chịu trách nhiệm dân sự dù cho đó là hành vi được thực hiện với lỗi cố ý hay vô ý: “Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc vô ý, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định khác” (Điều 308 BLDS). Như vậy, dù cho có lỗi vô ý hay cố ý thì người gây ra thiệt hại vẫn phải bồi thường. 

Căn cứ pháp lý bồi thường thiệt hại

Đối với bồi thường trong hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong một quan hệ dân sự.

Trong khi thực hiện hợp đồng, một bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại cho bên còn lại thì sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt do vi phạm hợp đồng hay còn được gọi là trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng.

Trách nhiệm bồi thường trong hợp đồng được quy định trong hợp đồng và Bộ luật dân sự 2015. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là những trách nhiệm bồi thường xảy ra do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm… được quy định cụ thể trong chương XX, Bộ luật dân sự 2015. Bao gồm căn cứ phát sinh và mức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Quy trình xử lý bồi thường thiệt hại

Bồi thường nhằm đảm bảo bù đắp được tổn thất cho người bị thiệt hại một cách toàn diện và nhanh nhất. Do đó, quy trình xử lý thiệt hại cũng được xử lý trong khoảng thời gian hợp lý. Để xác định có thiệt hại hay không thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét các điều kiện phát sinh thiệt hại hợp đồng. 

Việc hiểu biết được cách xử lý bồi thường cũng trình tự xử lý bồi thường là rất cần thiết để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra trong quan hệ dân sự.

Đầu tiên, các bên bao gồm bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại cần phải có sự thỏa thuận, các bên phải xác định giá trị bồi thường và tiến hành bồi thường nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu khó xác định mức như bồi thường trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, sẽ xuất hiện những thiệt hại vô hình, nên các bên cần có sự tính toán kỹ hoặc có thể mời cơ quan định giá tiến hành định giá.

Thứ hai, nếu nư các bên thỏa thuận không thành công, các bên nên tiến hành khởi kiện để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét vấn đề bồi thường. Đối với bồi thường thiệt hại theo hợp đồng cần xem xét điều khoản giải quyết tranh chấp được ghi trong hợp đồng để biết được nên yêu cầu giải quyết ở cơ quan tố tụng nào. Lưu ý, có một trường hợp đặc biệt như vấn đề bồi thường cho người tiêu dùng, phải có một tổ chức đứng ra đại diện để yêu cầu, ở đây là tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Thứ ba, hoàn thiện việc bồi thường và nên làm thỏa thuận về chi trả bồi thường. Đối với các doanh nghiệp, thường các doanh nghiệp hay thắc mắc rằng bồi thường có cần phải xuất hóa đơn không hay bồi thường có phải xuất hóa đơn không thì cần lưu ý rằng đây là trách nhiệm dân sự, không phải thuộc lĩnh vực kinh doanh nên không cần phải xuất hóa đơn.

Thẩm quyền xử lý bồi thường thiệt hại

Đối với bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng thì cần xem cơ quan mà các bên thỏa thuận đưa ra khi có giải quyết tranh chấp để xác định co quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, đối với bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì thẩm quyền xử lý thuộc về Tòa án. Việc xác định đúng Tòa án được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015 tại chương III.

Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại

Pháp luật không quy định thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại nhưng có hai thời hiệu mà bạn phải chú ý để có thể thực hiện đúng và đảm bảo được lợi ích của mình trong việc yêu cầu bồi thường là thời hiệu khởi kiện và thời hiệu yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Trên đây là những thông tin mà Pháp Trị tổng hợp về bồi thường thiệt hại. Nếu bạn đọc có những thắc mắc về vấn đề pháp luật khác thì có thể đọc những bài viết khác của chúng tôi để hiểu thêm nhé!

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây