Quy định mới về đăng ký thường trú từ ngày 1/7/2021

0
242

Nơi cư trú, nơi thường trú và nơi tạm trú đều là những thuật ngữ dễ bị người dân nhầm lẫn với nhau dẫn đến việc hiểu sai các khái niệm và khi thực hiện thủ tục, người dân không làm đúng theo quy trình của pháp luật. Vậy làm thế nào để phân biệt được để có thể đăng ký thường trú được chính xác? Mời bạn xem ngay bài viết dưới đây nhé!

Đăng ký thường trú
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Hoài Thương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Khái niệm nơi thường trú

Có thể hiểu đơn giản, nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, thường xuyên, lâu dài và đã được đăng ký thường trú tại nơi đó. Thời hạn cư trú sẽ không có thời hạn. 

Khi có yêu cầu đăng ký thường trú, công dân có thể tới công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh/thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.

Để hiểu hơn về khái niệm này, bạn hãy tham khảo thêm bài viết về nơi thường trú tại đây!

Điều kiện để đăng ký thường trú từ ngày 1/7/2021 là gì?

Kể từ ngày 01/7/2020, người dân 63 tỉnh, thành trên cả nước sẽ có chung điều kiện đăng ký thường trú, không phân biệt Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh… hay các tỉnh khác. Được căn cứ theo Điều 20 luật Cư trú năm 2020, có thể thấy quy định này được cho là tạo điều kiện bình đẳng trong quản lý cư trú với mọi công dân; bảo đảm quyền tự do sinh sống, cư trú của công dân đúng pháp luật.

(i) Công dân chỉ cần điều kiện duy nhất là có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì sẽ được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.

(ii) Nếu công dân không có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình trong các trường hợp như: Vợ về ở với chồng, chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; Người cao tuổi về ở với anh/chị/em/cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông/bà nội, ông/bà ngoại, anh ruột, chị/em/bác/chú/cậu/cô/dì/cháu ruột, người giám hộ; Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, ông nội, bà nội, cụ ngoại, ông ngoại, bà ngoại, anh/chị/em/bác/chú/cậu/cô/dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ… thì công dân vẫn sẽ được tạo điều kiện đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình nếu chủ hộ/chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý

Ví dụ: Anh B và chị D kết hôn được 5 năm, tuy nhiên do hoàn cảnh khó khăn nên anh B đã đưa chị D và các cháu về quê ngoại sinh sống, đến nay mới có điều kiện để đón vợ con lên thành phố X sinh sống và học tập, như vậy anh B sẽ phải làm thủ tục đăng ký thường trú cho vợ và con của mình theo đúng thủ tục của pháp luật.

(iii) Trừ trường hợp đã quy định tại mục nêu trên, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê – mượn – ở nhờ khi đáp ứng (đồng thời) các điều kiện: Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn,…;  Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định (không thấp hơn 08m2 sàn/người).

(iv) Đối với người hoạt động tôn giáo được phong phẩm – bổ nhiệm – bầu cử – suy cử hay thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo; Người đại diện cơ sở tín ngưỡng; Người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng; Đối tượng là người không nơi nương tựa được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú, trẻ em, người khuyết tật nặng/đặc biệt nặng… khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định sẽ được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở.

(v) Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp được đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội khi được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý.

(vi) Người sinh sống, làm nghề lưu động trên phương tiện được đăng ký thường trú tại phương tiện đó khi đáp ứng (đồng thời) các điều kiện đó là chủ phương tiện hoặc được chủ phương tiện đó đồng ý cho đăng ký thường trú; Phương tiện được đăng ký, đăng kiểm theo quy định của pháp luật (trường hợp không thuộc đối tượng phải đăng ký/đăng kiểm thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở); Có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc phương tiện đã đăng ký đậu/đỗ thường xuyên trên địa bàn trong trường hợp nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu/đỗ hoặc là phương tiện không phải đăng ký

Vậy nếu muốn đăng ký thường trú, thì cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký thường trú như thế nào?

Mẫu đăng ký thường trú chi tiết nhất

  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Mẫu CT01 ban hành

theo TT số 56/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021

TỜ KHAI THAY ĐỔI THÔNG TIN CƯ TRÚ

Kính gửi(1):……………………………………..………………………………………..………………………..…………………

  1. Họ, chữ đệm và tên:…………………………………………………………………………………

2. Ngày, tháng, năm sinh:…………..…/…………..…./ …………….……..…..Giới tính:…………………..

4. Số định danh cá nhân/CMND:

5. Số điện thoại liên hệ:……………………………………………………………

6. Email: ………………………………………………………………

7. Nơi thường trú:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

8. Nơi tạm trú:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

9. Nơi ở hiện tại:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

10. Nghề nghiệp, nơi làm việc:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

11. Họ, chữ đệm và tên chủ hộ:……………………………………………………………………….

12. Quan hệ với chủ hộ:…………….

13. Số định danh cá nhân/CMND của chủ hộ:
  1. Nội dung đề nghị(2):

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

15. Những thành viên trong hộ gia đình cùng thay đổi:

TT Họ, chữ đệm

và tên

Ngày, tháng, năm   sinh Giới tính Số định danh cá nhân/CMND Nghề nghiệp, nơi làm việc Quan hệ với  người có thay đổi Quan hệ với

chủ hộ

 

…..,ngày…….tháng….năm…….

Ý KIẾN CỦA CHỦ HỘ(3)

(Ghi rõ nội dung và ký, ghi rõ họ tên)

 

…..,ngày…..tháng….năm

Ý KIẾN CỦA CHỦ SỞ HỮU HOẶC NGƯỜI ĐẠI DIỆN CHỖ Ở HỢP PHÁP(3)

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

…..,ngày……tháng…năm…

Ý KIẾN CỦA CHA, MẸ

HOẶC NGƯỜI GIÁM HỘ (4)

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

…..,ngày….thángnăm

NGƯỜI KÊ KHAI

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Chú thích:

(1) Cơ quan đăng ký cư trú.

(2) Ghi rõ ràng, cụ thể nội dung đề nghị. Ví dụ: đăng ký thường trú; đăng ký tạm trú; tách hộ; xác nhận thông tin về cư trú…

(3) Áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 20; khoản 1 Điều 25 Luật Cư trú; điểm a khoản 1 Điều 26 Luật Cư trú.

(4) Áp dụng đối với trường hợp người chưa thành niên, người hạn chế hành vi dân sự, người không đủ năng lực hành vi dân sự có thay đổi thông tin về cư trú

Muốn đăng ký thường trú cho người nước ngoài thì phải thực hiện những thủ tục gì?

Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật, hồ sơ bao gồm: Đơn xin thường trú; Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp; Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú; Bản sao hộ chiếu có chứng thực; Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cho thường trú quy định tại Điều 40 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Luật số 47/2014/QH13, ngày 16/6/2014); Giấy bảo lãnh đối với người nước ngoài quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 39 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Luật số 47/2014/QH13, ngày 16/6/2014).

Bước 2: Người nước ngoài xin thường trú tại Việt Nam đến nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất, nhập cảnh – Bộ Công an. Cán bộ quản lý xuất nhập cảnh tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (ngày lễ, tết nghỉ).

Bước 3: Cục Quản lý xuất nhập cảnh thông báo bằng văn bản quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc người nước ngoài xin thường trú. Nếu được chấp nhận, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú thông báo người nước ngoài được giải quyết cho thường trú.

Bước 4: Trong thời hạn 03 tháng kể từ khi nhận được thông báo giải quyết cho thường trú, người nước ngoài phải đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú để nhận thẻ thường trú: Người nhận đưa giấy biên nhận, biên lai thu tiền để đối chiếu. Cán bộ trả kết quả kiểm tra và yêu cầu ký nhận, trả thẻ thường trú cho người đến nhận kết quả.

Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (ngày lễ, tết nghỉ).

Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây