Phân tích tính hợp lý và tính hợp pháp của quyết định hành chính

0
996

Quyết định pháp luật được chia thành quyết định lập pháp, quyết định hành chính và quyết định tư pháp. Trong thời gian qua, quyết định hành chính đã phát huy được vai trò nhất định của mình trong quản lí hành chính nhà nước, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy công cuộc đổi mới. Vậy quyết định hành chính là gì? Tính hợp pháp của quyết định hành chính được quy định như thế nào?

tính hợp pháp của quyết định hành chính là gì?
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Thế nào là quyết định hành chính ?

Khái niệm quyết định hành chính

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì có thể hiểu quyết định hành chính là loại văn bản pháp luật được ban hành bởi các cơ quan nhà nước hoặc các cá nhân có thẩm quyền trong công tác quản lý hành chính.

Đặc điểm quyết định hành chính

(i) Do quyết định hành chính là nội dung chủ yếu của Luật hành chính nên nó cũng mang các đặc điểm mệnh lệnh – phục tùng, quyền lực chỉ xuất phát từ một phía là các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành, tức là những đối tượng chịu sự điều chỉnh của QĐ hành chính bắt buộc phải thực hiện theo nội dung của Quyết định hành chính đó

(ii) Nội dung của quyết định hành chính là sự thể hiện ý chí của nhà nước. Quyết định hành chính được ban hành ra nhằm giải quyết các công việc, vấn đề phát sinh trên thực tế mà cần có sự tham gia giải quyết của cơ quan Nhà nước

(iii) Việc ban hành Quyết định hành chính phải đảm bảo được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.

Xem thêm: Quy trình khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính

Yêu cầu về tính hợp pháp và hợp lý của quyết định quản lý nhà nước hiện nay

Yêu cầu về tính hợp pháp của quyết định hành chính

Theo yêu cầu đặt ra trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay, một quyết định QLNN chỉ có hiệu lực thi hành khi nó hợp pháp, tức là thoả mãn tất cả các yêu cầu sau:

Thứ nhất, quyết định QLNN được ban hành phải phù hợp với nội dung và mục đích của luật, không trái với hiến pháp, luật, pháp lệnh và các quy định của cơ quan nhà nước cấp trên.

Thứ hai, quyết định QLNN được ban hành trong phạm vi thẩm quyền của chủ thể ra quyết định quản lý. Các cơ quan (người có chức vụ) tuyệt đối không được ban hành những quyết định mà pháp luật không cho phép, vượt quá phạm vi quyền hạn được trao, thậm chí không được lẩn tránh và lạm quyền.

Thứ ba, quyết định QLNN được ban hành phải xuất phát từ chính lợi ích thiết thực của người dân, đặc biệta là người dân lao động. Các chủ thể hành chính nhà nước chỉ được ban hành quyết định QLNN để giải quyết những vấn đề xã hội một cách khách quan, khoa học, tránh tuỳ tiện, chủ quan duy ý chí.

Thứ tư, quyết định QLNN phải bảo đảm trình tự, thủ tục, hình thức theo luật định.

Yêu cầu về tính hợp lý của quyết định hành chính 

Để bảo đảm tính hiệu quả, quyết định QLNN phải đáp ứng các yêu cầu về tính hợp lý vì có hợp lý thì mới có khả năng thực thi cao. Một quyết định QLNN được coi là có tính hợp lý khi nó đáp ứng được yêu cầu sau đây:

Thứ nhất, quyết định QLNN phải tính đến yêu cầu tổng thể bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, tập thể và cá nhân. Yêu cầu này đòi hỏi sự cân đối hợp lý giữa lợi ích Nhà nước và xã hội, coi lợi ích Nhà nước và lợi ích chung của công dân là tiêu chí để đánh giá sự hợp lý của quyết định hành chính

Thứ hai, quyết định QLNN phải có tính cụ thể và phù hợp với từng vấn đề và với các đối tượng thực hiện. Quyết định cần xác định cụ thể các nhiệm vụ, thời hạn, chủ thể, phương tiện để thực hiện

Thứ ba, quyết định QLNN phải xem xét hiệu quả không chỉ về kinh tế mà cả về chính trị – xã hội, cả mục tiêu trước mắt và lâu dài, giữa hậu quả trực tiếp và gián tiếp, kết quả trước mắt và kết quả cuối cùng. Các biện pháp được đề ra trong quyết định phải phù hợp đồng bộ với biện pháp trong quyết định có liên quan

Thứ tư, quyết định QLNN phải bảo đảm kỹ thuật lập quy, tức là ngôn ngữ, văn phong, cách trình bày phải rõ ràng, dể hiểu, ngắn ngọn, chính xác, không đa nghĩa.

Do đó Tính hợp pháp và hợp lý của quyết định QLNN có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khi ban hành các quyết định QLNN, các chủ thể QLNN phải bảo đảm tính hợp pháp và hợp lý, nhờ đó quyết định đưa ra mới có khả năng thực thi, được xã hội chấp nhận.

Vậy có mấy loại quyết định hành chính? Mời bạn tham khảo bài viêt sau:  Phân loại quyết định hành chính

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện; nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật; hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng kiến thức ý kiến của chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo; bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây