Phương pháp phát hiện, thu lượm, ghi nhận dấu vết súng đạn

0
17

1- Cấu tạo chung của súng và đạn

    Cấu tạo chung của súng

    Nòng súng: Có tác dụng cơ bản là định hướng cho đầu đạn bay tới mục tiêu. Nòng súng làm bằng thép rắn, phía trong của nòng súng quân dụng đều có rãnh xoắn (đường khương tuyến).

  Buồng đạn: Là phần rộng hơn và ngắn nằm ở cuối nòng súng. Bên trong buồng đạn có hình tương tự như viên đạn để chứa viên đạn do hộp tiếp đạn đưa lện trước khi bắn.

  Hộp khoá nòng: Nằm phía sau, cuối nòng súng, bao gồm nhiều chi tiết như ổ chứa đạn, kim hỏa và bộ phận móc vỏ đạn.

Bộ phận búa cò: Khi bóp cò, hệ thống cò tác động lên búa làm búa đập kim hoả, kim hoả đập vào hạt nổ ở trung tâm đáy viên đạn làm cho đạn nổ.

Bộ phận tiếp đạn (chủ yếu là hộp tiếp đạn): lò xo trong hộp tiếp đạn luôn bị nén và đẩy đạn lên phía trên bằng bàn nâng đạn. Khi hộp khoá nòng chuyển động từ phía sau lên phía trước đồng thời sẽ đưa đạn từ hộp tiếp đạn lên ổ chứa đạn ở vị trí sẵn sàng bắn.

Bảo vệ người làm chứng

Ngoài ra, súng còn có những bộ phận khác như báng súng, bộ phận ngắm, chốt an toàn, chốt tự động…

Cấu tạo chung của đạn

Đạn súng quân dụng có các phần: Đầu đạn, vỏ đạn, thuốc súng, hạt nổ.

Đầu đạn: Bằng đồng thau, lõi chì.

Vỏ đạn: Bằng đồng thau hay thép mạ đồng, có hình trụ hoặc hình chai, ở đáy vỏ đạn thường có các chữ hoặc số chìm ghi ký hiệu của đạn như: Cỡ đạn, năm sản xuất, hãng hay nước sản xuất.

Hạt nổ: Phần vỏ làm bằng đồng thau mỏng, trong là thuốc cháy cực nhạy, trên là nắp chống ẩm phủ trên mặt thuốc bằng thiếc hay giấy mỏng.

Thuốc súng: Có hai loại: Thuốc súng đen (có khói) thành phần chủ yếu là KN03 và thuốc súng không khói, thành phần chủ yếu là Nitơ xenlulo hay hỗn hợp khác.

2- Những dấu vết tạo ra sau khi bắn

thể chia quá trình bắn làm 3 giai đoạn: Lên đạn, bắn, đầu đạn bay khỏi nòng và tác động lên vật cản. Mỗi giai đoạn đó tạo ra những dấu vết đặc trưng trên súng, đầu đạn, vỏ đạn và vật cản.

Dấu vết trên súng.

Dấu vết đường vân tay có thể để lại trên những bộ phận có bề mặt nhẵn của súng như thân súng, hộp khóa nòng, băng tiếp đạn, viên đạn chưa bắn, trên nòng súng v.v.. Trên miệng nòng súng còn có thể phát hiện được thuốc súng và muội khói thuốc súng. Nếu bắn vào cơ thể nạn nhân ở tầm kề, trên miệng nòng súng còn có vết máu, lông tóc, da thịt của họ. Ngoài ra, trên súng còn có thể tìm thấy những dấu vết khác của hiện trường như đất, cát, bụi…

Dấu vết trên đầu đạn.

Trên đầu đạn có dấu vết của nòng súng dưới dạng dấu vết trượt, chạy song song với trục và dấu vết của rãnh xoắn (đường khương tuyển) dưới dạng những đường xước nhỏ, nghiêng theo một góc nhất định phù hợp với độ nghiêng của rãnh xoắn, số lượng vết xước trùng với số lượng rãnh xoắn.

Chiến thuật khám xét người

Dấu vết trên vỏ đạn.

Trên vỏ đạn có các dấu vết sau:

+ Dấu vết do buồng đạn tạo nên;

+ Dấu vết của mép hộp tiếp đạn;

+ Dấu vết do ổ chứa đáy viên đạn;

+ Dấu vết của kim hoả;

    Dấu vết của lẫy đẩy đạn ở khoá nòng;

  Dấu vết mốc vỏ đạn;

+ Dấu vết cửa thoát vỏ đạn.

– Dấu vết trên vật cản.

Xem thêm:  vạch kẻ đường cho người đi bộ

Xem thêm:  trình tự lấy lời khai của người làm chứng

Đặc điểm của dấu vết trên các vật cản phụ thuộc vào tính chất của vật cản, khoảng cách bắn, sức công phá của đầu đạn v.v.. Cụ thể:

+ Dấu vết trên vải: Thường là hình tròn, nhỏ hơn đường kính của đầu đạn.

+ Dấu vết trên kính: Thường là hình tròn, xung quanh có những vết nứt chạy từ trung tâm vết thủng ra xung quanh không thẳng. Tốc độ đầu đạn càng nhanh thì vết nứt càng ngắn. Lỗ đạn vỡ theo hình phễu, đầu vào nhỏ hơn đầu ra, những đường vân nứt ngang giống hình vảy ốc.

+ Dấu vết trên gỗ: Lỗ đạn vào thường nhỏ hơn đường kính đầu đạn. Nơi lỗ đạn ra bờ thường không nhẵn.

+ Dấu vết trên vật cản là kim loại: Thường là hình tròn, bờ không nhẵn. Một số mảnh của vật cản nơi đầu đạn xuyên qua bị gập vào theo hướng chuyển động của đầu đạn. Lỗ đạn thường bằng đường kính của đầu đạn.

+ Dấu vết trên cơ thể người: Trong trường hợp bắn gần, lỗ đạn vào thường nhỏ hơn lỗ đạn ra.

+ Dấu vết bắn ở tay và áo thủ phạm: Khi bắn, thuốc súng cháy chưa hết, khói thuốc súng bám vào bàn tay và áo của người bắn. Khi bắn ở tầm tuyệt đối gần thì máu, tế bào, tóc, kính… bị đẩy ngược lại và dính vào tay, áo của người đó.

Ở tầm bắn tuyệt đối gần dấu vết súng có đặc điểm sau: Mép vết thương trên da hoặc vải bị xé thành nhiều cạnh hình sao; trong vết thương dưới da, các 2 thớ thịt bị đập vỡ, tạo thành một hàng khói; xung quanh lỗ đạn vào có dấu vết cháy xém; muội khói bám vào da và mép vải, mặt vải trong.

Ở tầm bắn gần hoặc tương đối gần: Có một quầng khói xung quanh lỗ đạn vào, nhiều hạt thuốc cháy dở bám vào da, mặt vải hoặc tạo thành vết tụ máu lấm tấm dưới da.

Dấu vết bắn ở khoảng cách xa: Chỉ có một viền bẩn xung quanh lỗ đạn vào rộng khoảng 1-2 mm do dầu, mỡ, khói thuốc súng ở đầu đạn để lại khi xuyên vào vật cản.

3- Phương pháp phát hiện, thu lượm, ghi nhận dấu vết súng đạn

Việc phát hiện dấu vết súng đạn trên vật cản có thể tiến hành bằng cách quan sát và thường bắt đầu tìm từ vị trí của người bị bắn. Có thể sử dụng máy dò kim loại để tìm súng, vỏ đạn và đầu đạn. vỏ đạn thường có ở nơi bắn hoặc trong 3-10 m cách nơi đứng bắn. Dựa vào đặc điểm của súng và vật cản để xác định điểm rơi của đầu đạn.

Thu lượm và ghi nhận dấu vết súng đạn được tiến hành theo nguyên tắc chung của việc thu lượm và ghi nhận dấu vết hình sự. Khi thu và đóng gói súng, băng tiếp đạn, đạn, vỏ đạn và đầu đạn chú ý phải bảo đảm an toàn, riêng biệt, tránh mọi sự va chạm, cọ xát làm hỏng hoặc mất dấu vết.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây