Xung đột pháp luật là hiện tượng đặc thù của tư pháp quốc tế

0
279

Xung đột pháp luật là hiện tượng pháp lý trong đó hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng tham gia vào điều chỉnh một quan hệ tư pháp quốc tế mà nội dung điều chỉnh trong mỗi hệ thống pháp luật sự khác nhau. Nguyên nhân là do mỗi nước có điều kiện cơ sở hạ tầng khác nhau, bởi vậy pháp luật của các nước được xây dựng trên các nền tảng đó cũng có sự khác nhau.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Bài viết dưới đây sẽ làm rõ các quy định của pháp luật về vấn đề xung đột pháp luật là hiện tượng đặc thù của tư pháp quốc tế.

Xung đột pháp luật là hiện tượng đặc thù của tư pháp quốc tế

Mỗi nước có các điều kiện khác nhau về chính trị, kinh tế – xã hội phong tục tập quán, truyền thống lịch sử.

Ví dụ: Một nam công dân Việt Nam muốn kết hôn với một nữ công dân Anh. Lúc này, những vấn đề cần giải quyết là luật pháp nước nào sẽ điều chỉnh quan hệ hôn nhân này hay nói chính xác hơn là họ sẽ tiến hành các thủ tục kết hôn theo luật nước nào. Câu trả lời là hoặc luật của Anh hoặc luật của Việt Nam. Giả sử, hai công dân này đều thỏa mãn các điều kiện về kết hôn của pháp luật Anh và Việt Nam, lúc đó, vấn đề chọn luật nước nào không còn quan trọng.

Bởi vì, luật nào thì họ cũng được phép kết hôn. Nhưng, nếu nam công dân Việt Nam mới chỉ 19 tuổi, nữ công dân Anh 17 tuổi thì theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam, cả hai đều chưa đủ độ tuổi kết hôn (Điều 9, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định độ tuổi kết hôn với nam – đủ 20 tuổi trở lên, nữ – đủ 18 tuổi trở lên). Trong khi đó, luật hôn nhân của Anh thì quy định độ tuổi được phép kết hôn đối với nam và nữ là 16 tuổi. Như vậy, đều về độ tuổi được phép kết hôn nhưng pháp luật của cả hai quốc gia đều hiểu không giống nhau. Đấy chính là xung đột pháp luật.

Trong các ngành luật khác, khi quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của chúng phát sinh, không có hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng tham gia vào việc điều chỉnh cùng một quan hệ xã hội ấy, và cũng không có sự lựa chọn luật để áp dụng vì các quy pháp pháp luật của các ngành luật này mang tính tuyệt đối về mặt lãnh thổ.

Chỉ khi các quan hệ tư pháp quốc tế xảy ra thì mới có hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng tham gia điều chỉnh quan hệ đó và làm nảy sinh yêu cầu về chọn luật áp dụng nếu trong trường hợp không có quy phạm thực chất thống nhất.

Xung đột pháp luật là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh. Xung đột pháp luật là một nhánh của tư pháp quốc tế điều chỉnh mọi vụ việc pháp lý có sự tham gia của yếu tố “nước ngoài”, trong đó các khác biệt về kết quả sẽ xảy ra, phụ thuộc vào việc hệ thống luật pháp nào được áp dụng. Là việc cùng một sự kiện pháp luật như nhau nhưng các nơi khác nhau lại có các quy định khác nhau để hướng dẫn cách xử sự của pháp luật.

Khi xung đột pháp luật thì các vấn đề bất đồng về thẩm quyền thẩm phán, phân định cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp, chọn luật áp dụng được đặt ra. Quá trình lựa chọn này phụ thuộc, chi phối bởi nhiều yếu tố chủ quan, như nhận thức của thẩm phán, bản thân cơ quan tài phán, của đương sự do đã nhìn trước được hệ quả của hệ thống luật sẽ được áp dụng.

Xung đột pháp luật là hiện tượng phổ biến trong kinh doanh quốc tế

Một trong những vấn đề pháp lý mà các nhà kinh doanh quốc tế hiện nay thường gặp phải, đó là hiện tượng xung đột pháp luật. Xung đột pháp luật xuất hiện do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là môi trường kinh doanh, thị trường thương mại ngày càng phát triển về cả chiều rộng và chiều sâu, trong khi đó các doanh nghiệp kinh doanh lại chịu ảnh hưởng của nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. Xung đột pháp luật có thể gây nhiều khó khăn, cản trở, thậm chí là dẫn đến tình trạng không thể hiểu biết lẫn nhau và thất bại trong kinh doanh.

Chúng ta đang sống trong một thế giới của sự đa dạng về môi trường pháp lý. Với khoảng hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ độc lập và có chủ quyền có điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau, điều đó đồng nghĩa với việc hình thành nên khoảng hơn 200 hệ thống luật pháp quốc gia khác nhau. Mặc dù các quốc gia luôn mong muốn xây dựng một hệ thống pháp luật thống nhất, tiến bộ và ngày càng xích lại gần nhau hơn, tuy nhiên, không dễ dàng làm được điều đó.

Về bản chất, pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị được đề lên thành luật, ý chí đó do những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội quyết định nên khi trên thế giới còn tồn tại những quốc gia với các chế độ chính trị, xã hội khác nhau, với trình độ phát triển kinh tế khác nhau thì hệ quả tất yếu là pháp luật các quốc gia cũng khác nhau. Hơn nữa, sự ảnh hưởng của các tự tưởng đạo đức, văn hóa, phong tục tập quán, truyền thống lịch sử giữa các quốc gia cũng đã tạo nên sự khác biệt trong tư duy của các nhà lập pháp ở mỗi quốc gia.

Sự khác biệt giữa các hệ thống pháp luật cũng đồng nghĩa với việc, về cùng một vấn đề pháp lý phát sinh giữa các công dân và pháp nhân của các quốc gia khác nhau, mỗi hệ thống pháp luật có các quan niệm và cách giải quyết về mặt luật nội dung cũng như luật hình thức không giống nhau, dẫn tới các hệ quả pháp lý khác nhau, thậm chí trái ngược nhau và làm phát sinh một hiện tượng mà trong tư pháp quốc tế gọi là hiện tượng ”xung đột pháp luật”.

Xung đột pháp luật là hiện tượng phổ biến trong tư pháp quốc tế nói chung và trong kinh doanh quốc tế nói riêng. Theo cách hiểu chung nhất, xung đột pháp luật là hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng có thể áp dụng để điều chỉnh một quan hệ có yếu tố nước ngoài và các hệ thống này có các quy định không giống nhau về vấn đề cần điều chỉnh. Như vậy, có thể hiểu, xung đột pháp luật trong kinh doanh quốc tế là hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng có thể áp dụng để điều chỉnh một mối quan hệ kinh doanh quốc tế cụ thể và các hệ thống này có các quy định không giống nhau về các vấn đề cần điều chỉnh.

Để tránh được những xung đột, rủi ro pháp lý trong kinh doanh quốc tế, các nhà kinh doanh quốc tế cần nắm được xung đột pháp luật thường xảy ra trong những vấn đề nào và cách giải quyết xung đột pháp luật tương ứng cho từng vấn đề đó là như thế nào.

Các biểu hiện của xung đột pháp luật trong kinh doanh quốc tế

Xung đột pháp luật về địa vị pháp lý của các chủ thể trong kinh doanh quốc tế

Xung đột pháp luật về địa vị pháp lý của các chủ thể là một trong những mặt biểu hiện cơ bản của xung đột pháp luật trong kinh doanh quốc tế nói riêng. Khi tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề xung đột pháp luật về địa vị pháp lý của các chủ thể trong kinh doanh quốc tế, chúng ta cần xác định rõ chủ thể trong kinh doanh quốc tế bao gồm những người cụ thể nào. Trước hết, chủ thể trong kinh doanh quốc tế được hiểu là người tham gia vào các quan hệ kinh doanh quốc tế, thực hiện các hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lời.

Theo quy định của pháp luật thương mại các quốc gia trên thế giới nói chung, các chủ thể đó được gọi là thương nhân. Thương nhân có thể là cá nhân hay tổ chức thỏa mãn đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định để tiến hành hoạt động kinh doanh, thương mại nói chung và kinh doanh quốc tế nói riêng.

Đối với thương nhân là cá nhân:

Đối với thương nhân là cá nhân, các xung đột pháp luật thường biểu hiệu ở các mặt sau:

(i) Xung đột pháp luật về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của cá nhân.

(ii) Xung đột pháp luật về điều kiện nghề nghiệp để một cá nhân trở thành thương nhân.

(iii) Xung đột pháp luật về nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của thương nhân.

Đối với thương nhân là pháp nhân:

Thương nhân là pháp nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh gồm các loại hình công ty, doanh nghiệp, tập đoàn, hãng,… Trên thực tế khi các pháp nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế thì vấn đề xung đột pháp luật thường nảy sinh, cụ thể trong trường hợp xác định quốc tịch của pháp nhân và xác định địa vị pháp lý của pháp nhân.

(i) Xung đột pháp luật về xác định quốc tịch của pháp nhân.

(ii) Xung đột pháp luật về địa vị pháp lý của pháp nhân.

Xung đột pháp luật về hợp đồng kinh doanh quốc tế

Khi thực hiện hoạt động kinh doanh quốc tế, các chủ thể tiến hành ký kết nhiều loại hợp đồng thương mại khác nhau như hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng cung ứng dịch vụ (hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc tế, hợp đồng bảo hiểm hàng hóa quốc tế,…), hợp đồng li xăng, hợp đồng chuyển giao công nghệ quốc tế, hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài… Các hợp đồng này đều là những hợp đồng có yếu tố nước ngoài, do đó khi chúng có thể được điều chỉnh bởi pháp luật của nhiều quốc gia khác nhau: pháp luật quốc gia của các chủ thể hợp đồng, pháp luật của nước nơi ký kết hợp đồng, nơi thực hiện hợp đồng, nơi nảy sinh tranh chấp, nơi có tài sản là đối tượng của hợp đồng…

Khi pháp luật các quốc gia này có những quy định khác nhau về cùng một vấn đề đang tranh chấp thì sẽ làm phát sinh vấn đề xung đột pháp luật. Xung đột pháp luật về hợp đồng thương mại quốc tế thường được biểu hiện qua các mặt sau: xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng, xung đột pháp luật về nội dung của hợp đồng, xung đột pháp luật về thời hiệu khởi kiện các tranh chấp có liên quan đến hợp đồng.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây