Buôn bán hàng giả – Hành vi bị xử phạt hành chính lên đến hàng trăm triệu đồng!

0
469

Thị trường hàng hóa hiện nay đang ngày càng phát triển, kéo theo đó là sự xuất hiện của nhiều sản phẩm giả, kém chất lượng ảnh hưởng không nhỏ đến người tiêu dùng. Vậy hành vi buôn bán hàng giả, làm hàng giả  theo quy định của pháp luật hiện nay bị xử lý như thế nào? Đối với hành vi buôn bán hàng giả bị phạt tù bao nhiêu năm? 

Buôn bán hàng giả - Hành vi đáng bị lên án hiện nay!
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Thị Mai – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Thế nào là hàng giả, hàng thật?

Khái niệm hàng giả, hàng thật

Hàng giả được hiểu là hàng tiêu dùng vi phạm luật bản quyền giả hiệu chính thống với mẫu mã giống những thương hiệu có tiếng, sau đó bán ra thị trường để đánh lừa người tiêu thụ bằng cách bán giá cao để thu lợi. Tuy nhiên, hàng giả thường có chất lượng kém bởi nó không được nhà nước kiểm soát về chất lượng và tiêu chuẩn an toàn.

Một số hình thức của hàng giả đã được pháp luật quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP theo phương thức liệt kê các đặc điểm của hàng giả.

Xem thêm nội dung: Hàng giả

Trái ngược với khái niệm hàng giả là hàng thật. Hiện nay pháp luật chưa quy định thế nào là hàng thật, tuy nhiên có thể hiểu đơn giản là hàng được sản xuất đúng mẫu mã, chất lượng dự kiến, không vi phạm pháp luật nói chung và pháp luật bản quyền nói riêng.

Đặc điểm của hàng giả hàng kém chất lượng

Hàng giả

(i) Là loại hàng được chủ đích làm giả

(ii) Thường lấy thương hiệu của hàng chính hãng

(iii) Chất lượng lượng sản phẩm thường không cao, thậm chi là kém

(iv) Ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế đất nước, mang lại trải nghiệm không tốt và có hại cho sức khỏe người tiêu dùng

Hàng kém chất lượng

(ii) Là các loại hàng hóa, sản phẩm được chính thương hiệu của mình sản xuất

(ii) Không đạt được từ 80% chất lượng đã cam kết

(iii) Có giá trị tương đương với hàng chính hãng

(iv) Tuy chất lượng không cao nhưng vẫn có một số dịch vụ đi kèm như hàng chính hãng

Cách phân biệt hàng nhái và hàng giả

Về bản chất, hàng giả là loại hàng có chung mẫu mã với hàng thật nhưng kém chất lượng còn hàng nhái là hàng có mẫu mã gần giống với hàng thật nhưng có tên gọi khác nhau và chất lượng thì chưa được kiểm chứng.

Nhìn chung cả hàng nhái và hàng giả đều là những sản phẩm được tạo ra trên cơ sở sự vi phạm về bản quyền hàng hóa để đánh lừa người tiêu dùng và thu lợi nhuận. Vì vậy, thực tế rất khó để phân biệt hàng giả và hàng nhái. Cách thông thường nhất là phân biệt bằng công nghệ mã số mã vạch.

Theo quy định hiện hành, tất cả các loại hàng hóa được phép lưu thông trên thị trường đều phải có mã số mã vạch. Vì vậy, đây được xem như là “chứng minh nhân dân” của các sản phẩm, hàng hóa trên thị trường. Việc kiểm tra mã vạch giúp người tiêu dùng có thể phân biệt một cách nhanh chóng và chính xác các sản phẩm, hàng hóa khác nhau.

Ngày nay, việc kiểm tra mã vạch trở nên rất dễ dàng khi bạn có một chiếc điện thoại thông minh. Người mua hàng chỉ cần cài đặt ứng dụng kiểm tra hàng thật – hàng giả là có thể biết được thông tin về sản phẩm.

Tuy nhiên, cũng với công nghệ ấy, các đối tượng làm ra hàng nhái cũng biết tận dụng với nhiều công nghệ tinh vi không kém. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn có thể kiểm tra thông qua dấu hiệu sau.

Buôn bán hàng giả - Hành vi đáng bị lên án hiện nay!
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Nếu khi kiểm tra, ứng dụng hiện lên đầy đủ thông tin của sản phẩm và nhà sản xuất hoặc phân phối thì đó là hàng thật. Tuy nhiên, có trường hợp người tiêu dùng nghi ngờ về chất lượng sản phẩm nhưng kiểm tra mã vạch vẫn ra thông tin nhưng không đầy đủ hoặc thông tin không đúng, thì có thể khẳng định đấy là hàng nhái. Còn là hàng giả thì sẽ không kiểm tra được thông tin gì hoặc sẽ nhận được cảnh báo từ ứng dụng.

Vậy buôn bán hàng giả là vi phạm gì? Hình sự hay chỉ bị xử lý hành chính?

Quy định về tội buôn bán hàng giả

Tội buôn bán hàng giả là gì?

Buôn bán hàng giả là hành vi của người mua hàng dù biết rõ đó là hàng giả nhưng vẫn mua với giá rẻ và dùng các thủ đoạn gian dối để bán cho khách hàng với giá của hàng thật nhằm thu lợi.

Cấu thành tội buôn bán hàng giả

Mặt khách quan

Về hành vi: người phạm tội có hành vi buôn bán (mua, bán) hàng giả ra thị trường với đối tượng hàng hóa bị làm giả là những sản phẩm như: mỹ phẩm, thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, giống cây trồng,…

Ngoài dấu hiệu trên thì hành vi được coi là thuộc tội buôn bán hàng giả còn phải có ít nhất một trong các dấu hiệu cơ bản sau đây:

(i) Về số định lượng: hàng hoá là đối tượng của hành vi buốn bán hàng giả nói trên phải có số lượng lớn.

(ii) Về hậu quả: hành vi buôn bán hàng giả phải gây hậu quả nghiêm trọng như làm cho nhiều vật nuôi, cây trồng chết trên một phạm vi rộng (như trên một hoặc nhiều xã, huyện).

(iii) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi buôn bán hàng giả hoặc một trong các hành vi: buôn lậu; vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới; sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm; kinh doanh trái phép,  sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; trốn thuế, hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích về các tội trên.

Khách thể

Hành vi buôn bán hàng giả không chỉ xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng trên thị trường mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến người sản xuất ra hàng thật của chính sản phẩm đó.

Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện hành vi buôn bán hàng giả với lỗi cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp. Động cơ của người phạm tội xuất phát từ ham muốn vụ lợi.

Chủ thể

Chủ thể của tội buôn bán hàng giả trên là các cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật hình sự

Mức xử phạt hành chính của tội buôn bán hàng giả

Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả được căn cứ theo Nghị định số 185/2013/NĐ-CP do Chính phủ ban hành về việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán, hàng giả, hàng cấm và bảo về quyền lợi người tiêu dùng.

Buôn bán hàng giả - Hành vi đáng bị lên án hiện nay!
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Xem thêm nội dung: Tội buôn bán hàng cấm

Hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng

Hành vi buôn bán hàng giả mà không có giá trị sử dụng, công dụng được xử lý theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2015/NĐ-CP do Chính phủ ban hành. Theo đó, với hành vi trên, tùy vào mức độ vi phạm và hậu quả có thể gây ra, người vi phạm có thể bị áp dụng các mức phạt tiền sau:

(i) Trường hợp số lượng hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới 1 triệu đồng, mức phạt tiền được áp dụng là từ 5 trăm nghìn  đồng đến 1 triệu đồng

(ii) Trường hợp số lượng hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 1 triệu đồng đến dưới 3 triệu đồng, mức phạt tiền được áp dụng là từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng;

(iii) Trường hợp số lượng hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 3 triệu đồng đến dưới 5 triệu đồng; mức phạt tiền được áp dụng là từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng;

(iv) Trường hợp số lượng hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 5 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng; mức phạt tiền được áp dụng là từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng;

(v) Trường hợp số lượng hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 10 triệu đồng đến dưới 20 triệu đồng; mức phạt tiền được áp dụng là từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng;

(vi) Trường hợp số lượng hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng; mức phạt tiền được áp dụng là từ 20 triệu đồng đến dưới 30 triệu đồng;

(vii) Trường hợp số lượng hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30 triệu trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; mức phạt tiền được áp dụng là từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng;

Ngoài ra, người vi phạm có thể bị phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt nếu nhập khẩu hàng hóa giả hoặc buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây:

(i) Là lương thực, thực phẩm, thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh cho người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

(ii) Là phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, giống cây trồng, giống vật nuôi mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

(iii) Là phụ gia thực phẩm, chất bảo quản, thực phẩm chức năng, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, mỹ phẩm, …

Bên cạnh đó, người vi phạm có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như:

(i) Tịch thu tang vật vi phạm;

(ii) Với hành vi vi phạm trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng đến 12 tháng.

Các biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng như: buộc tiêu hủy tang vật, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; buộc tiêu hủy hàng giả vi phạm,…

Hành vi sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng

 Phần là các mức xử phạt đối với hành vi buôn bán hàng giả, vậy làm hàng giả bị phạt như thế nào?

Hành vi sản xuất hàng giả mà không có giá trị sử dụng, công dụng được xử lý theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2015/NĐ-CP do Chính phủ ban hành. Theo đó, tùy vào mức độ vi phạm và hậu quả có thể gây ra, người vi phạm có thể bị áp dụng các mức phạt tiền sau:

(i) Trường hợp số lượng hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới 3 triệu đồng, mức phạt tiền được áp dụng là từ 3 triệu đồng đến 7 triệu đồng

(ii) Trường hợp số lượng hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 3 triệu đồng đến dưới 5 triệu đồng, mức phạt tiền được áp dụng là từ 7triệu đồng đến 10 triệu đồng

(iii) Trường hợp số lượng hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 5 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng; mức phạt tiền được áp dụng là từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng;

(iv) Trường hợp số lượng hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 10 triệu đồng đến dưới 20 triệu đồng; mức phạt tiền được áp dụng là từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng;

(v) Trường hợp số lượng hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 20 triệu đồng đến dưới 30 triệu đồng; mức phạt tiền được áp dụng là từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng;

(vi) Trường hợp số lượng hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mức phạt tiền được áp dụng là từ 40 triệu đồng đến dưới 60 triệu đồng;

Ngoài ra, người vi phạm có thể bị phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt nếu nhập khẩu hàng giả hoặc buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp thuộc các tình tiết tăng mức hình phạt gấp đôi như hành vi buôn bán hàng giả đã đề cập trên.

Bên cạnh đó, người vi phạm có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như:

(i) Tịch thu tang vật vi phạm;

(ii) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc và vật khác được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm

(iii) Với hành vi vi phạm trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 12 tháng đến 24 tháng.

(iv) Đình chỉ hoạt động một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất vi phạm từ 12 tháng đến 24 tháng.

Các biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng như: buộc tiêu hủy tang vật, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; buộc tiêu hủy hàng giả vi phạm,…

Thủ tục cấp cấp lại thể bảo hiểm y tế online chi tiết
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa

Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bào bì hàng hóa được xử lý theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2015/NĐ-CP do Chính phủ ban hành. Theo đó, tùy vào mức độ vi phạm và hậu quả có thể gây ra, người vi phạm có thể bị áp dụng các mức phạt tiền sau:

(i) Trường hợp số lượng hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới 1 triệu đồng, mức phạt tiền được áp dụng là từ 2 trăm nghìn đồng đến 5 trăm nghìn đồng

(ii) Trường hợp số lượng hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 1 triệu đồng đến dưới 3 triệu đồng, mức phạt tiền được áp dụng là từ 5 trăm nghìn đồng đến 2 triệu đồng

(iii) Trường hợp số lượng hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 3 triệu đồng đến dưới 5 triệu đồng; mức phạt tiền được áp dụng là từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng;

(iv) Trường hợp số lượng hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 5 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng; mức phạt tiền được áp dụng là từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng;

(v) Trường hợp số lượng hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 10 triệu đồng đến dưới 20 triệu đồng; mức phạt tiền được áp dụng là từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng;

(vi) Trường hợp số lượng hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 20 triệu đồng đến dưới 30 triệu đồng; mức phạt tiền được áp dụng là từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng;

(vii) Trường hợp số lượng hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mức phạt tiền được áp dụng là từ 20 triệu đồng đến dưới 30 triệu đồng;

Ngoài ra, người vi phạm có thể bị phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt nếu nhập khẩu hàng hóa giả hoặc buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp là tình tiết tăng mức hình phạt gấp đôi như hành vi buôn bán hàng giả nêu trên.

Bên cạnh đó, người vi phạm có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như:

(i) Tịch thu tang vật vi phạm;

(ii) Với hành vi vi phạm trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng.

Các biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng như: buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; …

Ngoài ra, bạn đọc có thể xem thêm các bài viết khác liên quan đến lĩnh vực trên tại Luật hành chính

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây