KHÁI NIỆM VÀ HỆ THỐNG CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

0
55

1- Khái niệm

Cũng giống như bất kì hoạt động có mục đích nào, quản lý hành chính nhà nước được tiến hành trên cơ sở những nguyên tắc nhất định. Đây chính là tư tưởng chủ đạo rất quan trọng trong tổ chức và hoạt động giúp cho các chủ thể quản lý hành chính nhà nước thực hiện có hiệu quả các công việc của mình trên các lĩnh vực đã được phân công.

Theo nghĩa chung nhất, “nguyên tắc” được hiểu là những điều cơ bản nhất thiết phải tuân theo trong một loạt các việc làm. Xem xét một cách cụ thể, ở góc độ của luật hành chính, nguyên tắc của các nguyên tắc của quản lý hành chính nhà nước được ghi nhận trong các văn bản pháp luật của Nhà nước, từ hiến pháp, luật đến các văn bản dưới luật. Tính chất pháp lý này xác định cơ sở để buộc các chủ thể phải tuân thủ một cách thống nhất và chính xác các nguyên tắc của quản lý hành chính nhà nước. Hiến pháp – đạo luật cơ bản của Nhà nước ghi nhận hành chính nhà nước. Hiến pháp – đạo luật cơ bản của Nhà nước ghi nhận những nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong 

Xem thêm: Các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý hành chính 

Xem thêm: Phân biệt quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước

a, Các nguyên tắc của quản lý hành chính nhà nước được ghi nhận trong các văn bản pháp luật của Nhà nước, từ hiến pháp, luật đến các văn bản dưới luật.

Tính chất pháp lý này xác định cơ sở để buộc các chủ thể phải tuân thủ một cách thống nhất và chính xác các nguyên tắc của quản lý hành chính nhà nước. Hiến pháp – đạo luật cơ bản của Nhà nước ghi nhận những nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nói chung, trong đó có các cơ quan hành chính nhà nước.

b, Các nguyên tắc của quản lý hành chính nhà nước mang tính khách quan và khoa học.

Các nguyên tắc này phải được xây dựng, tổng kết và rút ra từ thực tiễn quản lý hành chính nhà nước. Vì thế, chúng không thể là những nội dung chủ quan theo ý muốn của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước mà được xác định trên cơ sở của hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

Mặc dù là những nội dung phản ánh thực tiễn khách quan của quản lý hành chính nhà nước, các nguyên tắc của quản lý hành chính nhà nước lại được ghi nhận thông qua nhận thức chủ quan của con người. Bởi vậy, chúng bao giờ cũng chịu sự chi phối của những điều kiện về chính trị, giai cấp và xã hội; nói cách khác, các nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước phản ánh bản chất giai cấp của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. 

c, Các nguyên tắc của quản lý hành chính nhà nước có tính ổn định.

Do bản thân các nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước là sự phản ánh các quy luật khách quan của quản lý hành chính nhà nước nên tính ổn định của chúng trong từng thời kì, từng giai đoạn phải được đảm bảo. Tuy vậy, tính ổn định đó chỉ có ý nghĩa tương đối. Trong từng thời kì, từng giai đoạn, tương ứng với nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể của chúng mà có các hình thức và phương pháp khác nhau để thực hiện các nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước. 

Mỗi nguyên tắc của quản lý hành chính nhà nước có nội dung riêng, phản ánh những quy luật khách quan khác nhau trong quản lý hành chính nhà nước. Những nguyên tắc này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và tạo thành một hệ thống thống nhất. Việc thực hiện tốt nguyên tắc này tạo tiền đề cho việc thực hiện có hiệu quả các nguyên tắc khác. Do vậy, tính hệ thống, thống nhất của các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước trở thành một thuộc tính vốn có của chúng.

2-  Hệ thống các nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước

a, Các nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước với nội dung rất đa dạng có tính thống nhất và liên hệ chặt chẽ với nhau.

Việc phân loại chúng một cách khoa học nhằm xác định cụ thể vị trí, vai trò của chúng trong quản lý hành chính nhà nước, trên cơ sở đó xây dựng và áp dụng chúng một cách có hiệu quả trong thực tiễn quản lý hành chính nhà nước là cần thiết. Việc phân loại các nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước cần dựa trên những cơ sở khoa học về quản lý nhà nước, về bản chất, quản lý nhà nước biểu hiện cụ thể ở hoạt động tổ chức, bao gồm tổ chức chính trị và tổ chức kỹ thuật. Trên cơ sở này, các nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước thường được phân chia thành hai nhóm: Các nguyên tắc chính trị-xã hội và các nguyên tắc tổ chức-kỹ thuật. Đây là những nguyên tắc có tính bao trùm, chi phối toàn bộ các mặt hoạt động cơ bản sâu sắc bản chất giai cấp của nhà nước. Nhóm này bao gồm các nguyên tắc cơ bản sau đây:

  • Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước;
  •  Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước;
  •  Nguyên tắc tập trung dân chủ;
  • Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc;
  • Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

b, Các nguyên tắc tổ chức-kỹ thuật là những nguyên tắc mang tính đặc thù cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

Nội dung của những nguyên tắc này chi phối các yếu tố mang tính chất kỹ thuật của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Dù được thực hiện trong điều kiện chính trị hoặc giai cấp như thể nào, hoạt động quản lý hành chính nhà nước đều phải tuân theo các nguyên tắc đó. Bản thân nhóm nguyên tắc này gồm nhiều nguyên tắc khác nhau nhưng trong phạm vi chương này chỉ đề cập hai nguyên tắc cơ bản sau đây:

  • Nguyên tắc quản lý theo ngành, chức năng kết hợp với quản lý theo địa phương;
  • Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng và phối hợp quản lí liên ngành.

Tổng hợp từ Giáo trình Luật Hành chính – Đại học Luật Hà Nội

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây